Đáp: Ở Việt Nam, tài sản của cá nhân, tổ chức khi muốn bán thường thông qua việc trao đổi, thông tin, đăng tin, tự thỏa thuận mà không thông qua tổ chức hành nghề bán đấu giá khác với các nước trên Thế giới. Tuy nhiên Luật cũng có quy định: Tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức tự nguyện lựa chọn bán thông qua đấu giá theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật này.
Hỏi: Việc quy định Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người mua được tài sản đấu giá ngay tình như thế nào?
Đáp: Theo NĐ số 17 người mua được tài sản đấu giá ngay tình mà cuộc đấu giá bị khiếu nại, bị hủy kết quả đấu giá thì người mua được tài sản đấu giá ngay tình bị nhiều rủi ro bởi còn phải xác minh, xác định quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất…trả lại tài sản đã mua được. Theo Luật mới Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm việc thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá ngay tình. Trường hợp có người thứ ba tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản đấu giá thì quyền sở hữu vẫn thuộc về người mua được tài sản đấu giá ngay tình.
Luật gia Ngô Văn Thương