Theo đó, trẻ em dưới 14 tuổi, người từ 80 tuổi trở lên sẽ được hưởng chế độ khám chữa bệnh BHYT theo quy định mà không phải thực hiện việc xác định hành vi vi phạm pháp luật.
Thông tư cũng quy định người tham gia BHYT bị TNGT, trong khi chưa có đủ căn cứ để xác định nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông là do hành vi vi phạm pháp luật về giao thông của người đó gây ra, khi đi khám chữa bệnh được hưởng chế độ BHYT theo quy định.
Khi có đủ căn cứ xác định nguyên nhân xảy ra TNGT là do hành vi vi phạm pháp luật về giao thông của người bị tai nạn gây ra thì người bị tai nạn không được hưởng chế độ BHYT và có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ các khoản chi phí khám chữa bệnh cho quỹ BHYT.
Người tham gia BHYT bị TNGT khi đi khám bệnh, chữa bệnh, ngoài việc xuất trình thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định chung, phải cung cấp cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các thông tin liên quan, gồm: Họ và tên; ngày sinh; nơi cư trú; thời gian, nơi xảy ra tai nạn và nguyên nhân bị TNGT (nếu có).
Một vụ tai nạn giao thông thương tâm.
Trường hợp người bị tai nạn hôn mê, không cung cấp được các thông tin trên thì thân nhân hoặc người đưa người bị tai nạn vào viện có trách nhiệm cung cấp các thông tin mà mình biết được về vụ tai nạn giao thông xảy ra đối với người bị tai nạn.
Thông tư nêu rõ, nếu sau 3 tháng, cơ quan Bảo hiểm xã hội chưa nhận được thông báo của cơ quan công an hoặc nhận được thông báo chưa hoặc không xác minh được tình trạng vi phạm pháp luật về giao thông của người bệnh có BHYT, thì người bệnh sẽ được thanh toán BHYT như trường hợp không vi phạm pháp luật về giao thông.
Nguồn Tien Phong Online