Cây Đậu Xanh

Mô tả cây

Cây thảo, mọc đứng, ít phân nhánh, cao 0,6m, lá có 3 lá chét, lá chét hình trái xoan, ba cạnh, màu lục sẫm, có lông nháp. Hoa màu vàng hoặc lục, rất dày đặc, xếp thành chùm ở nách, quả nằm ngang hình trụ, có lông rồi nhẵn, có đầu nhọn ngắn. Hạt 10-15 phân cách nhau bởi các vách, màu lục, bóng.

Công dụng và liều dùng

Đậu xanh được ghi làm thuốc trong sách “Nam dược thần hiệu” của Tuệ Tĩnh và “Bản thảo cương mục” của Lý Thời Trân.

Toàn hạt đậu xanh vị ngọt, tính hàn không độc, có tác dụng tiêu tích nhiệt, giải bách độc (các chất độc). Dùng nấu ăn để tiêu thũng phù, hạ khí, giải nhiệt độc, giải các chất độc của thuốc và kim loại

Ngày dùng 20 đến 40g dưới dạng nấu chín nhừ mà ăn.

Chữa đái đường (tiêu khát): Nấu cháo đậu xanh mà ăn hằng ngày.

Chữa phát nóng, sưng quai hàm nhức nhối: Đậu xanh tán thật nhỏ trộn với dấm mà phết lên nơi sưng đau thật dày khô lại thêm dấm vào, mỗi ngày 1 lần, khỏi thì thôi.

Trúng phải thuốc có chất độc, ngất đi nhưng tim còn đập: Bột đậu xanh quấy với nước mà uống.