Đại Táo (Táo Tàu, Táo Đỏ, Táo Đen)

Mô tả cây

Đại táo là một cấy nhỡ hay cây to. Lá mọc so le, lá kèm thường có dạng thành gai. Cuống lá ngắn 0,5-lcm, phiến lá hình trứng, đầu hẹp lại, dài 3-7cm, rộng 2-3,5cm, mép có răng cưa thô, trên mặt rõ 3 gân chính, gân phụ cũng nổi rõ. Hoa nhỏ, mọc thành tán ở kẽ lá, mỗi tán gồm 7-8 hoa. Cánh hoa màu vàng xanh nhạt. Đài, tràng và nhị đều 5. Quả hạch hình cầu hay hình trứng, khi non có màu nâu hoặc xanh nhạt, khi chín có màu dỏ sẫm. Vỏ quả mẫm vị ngọt. Mùa hoa tháng 4-5, mùa quả tháng 7 đến tháng 9.

Công dụng và liều dùng

Đại táo là một vị thuốc rất phổ biến trong các đơn thuốc.

Theo tài liệu cổ đại táo vị ngọt, tính ôn, vào hai kinh tỳ và vị. Có tác dụng bổ tỳ, ích khí, dưỡng vị sinh tân dịch, điều hoa doanh vệ, hòa giải các vị thuốc khác. Dùng chữa tỳ hư sinh tiết tả, các bệnh do doanh vệ không điều hòa. Phàm đau răng, đờm, nhiệt, trung mãn, không nên dùng.

Thường dùng hiện nay trong hầu hết các đơn thuốc, mỗi ngày cho uống từ 5 đến 10 quả làm thuốc bổ tỳ vị, nhuận phế, chữa ho, điều hòa khí huyết.

Đơn thuốc có đại táo

Chữa sau khi sốt khỏi, miệng khô, cổ đau, hay ngủ: Đại táo 20 quả, ô mai 10 quả, hai thứ giã nát, nhào mật mà ngậm trong nhiều ngày.

Phụ nữ có thai hay đau bụng: Đại táo 14 quả đốt ra than cho uống.

Trẻ con cam tẩu mã: Đại táo 1 quả, hoàng bá 6g. Hai vị đốt ra than. Tán nhỏ. Sát vào răng.