Điển hình như anh Nguyễn Quý, ở thôn Mỹ Tường 1 (ảnh), có đất sản xuất trên 6 sào tại khu vực hồ Ông Kinh. Hiện nay, vào mùa hạn không đủ nước tười nên anh chỉ canh tác 4 sào hành tím. Anh cho biết: Để chủ động ứng phó với hạn hán tôi đã đầu tư hàng trăm triệu đồng, khoan 10 giếng khoan tại rẫy, mỗi giếng khoan có độ sâu là 30m đến 40m mới có nước, giá mỗi giếng khoan khoản 15 triệu đồng. Tôi khoan 10 cái giếng nhưng chỉ được có 3 giếng có nước. Không dừng lại ở đó, anh còn đầu tư cải tạo, nạo vét ao có sẵn tại trong lòng hồ Ông Kinh hết 12 triệu đồng; đầu tư kinh phí kéo đường ống dài khoản 3.500m từ hồ Ông Kinh về tại nơi sản xuất.
Để giữ nước sản xuất, anh đã đưa nước từ hồ Ông Kinh về dự trữ tại 2 cái giếng nước và 1 hồ nước chứa khoảng 40m3, phục vụ cho sản xuất cho 4 sào hành tím. Được biết, hàng tháng các hộ nông dân ở đây dùng điện để bơm nước sản xuất phải chi phí từ 2 triệu đến 3 triệu đồng, việc xây dựng bể chứa nước vừa là chủ động được nguồn nước phục vụ cho sản xuất, mà còn tiết kiệm được nguồn điện đáng kể.
Văn Ba