Dinh dưỡng trong bệnh tăng huyết áp

Trong các yếu tố nguy cơ tăng huyết áp thì yếu tố dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng vì nếu điều chỉnh tốt có thể thay đổi được nhiều yếu tố khác như: giảm béo phì, điều chỉnh rối loạn mỡ máu, hạ huyết áp mức độ, điều chỉnh đường huyết và điều chỉnh cả tinh thần trong cuộc sống. Xin giới thiệu về dinh dưỡng ở người tăng huyết áp.

(NTO) Kiêng ăn mỡ

Cần bảo đảm cung cấp đủ 20% năng lượng cần thiết hàng ngày.

Người bị cao huyết áp cần hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường như: mật ong,
trái cây quá ngọt, mía…

Tuy ta không ăn mỡ nhưng nếu có ăn những thức ăn nấu nhiều mỡ như món cà-ri, la-gu, món chiên hoặc thực phẩm là các nội tạng như: lòng, tim, gan, thận, óc và da của gia súc, gia cầm thì vẫn có rất nhiều mỡ. Ăn nhiều đường, bột sau khi hấp thu vào máu mà thiếu vận động, một phần chuyển thành glucogen tích lũy trong cơ và gan, phần còn thừa sẽ chuyển thành mỡ. Vì vậy cần giảm các thức ăn nêu trên. Những bữa ăn đêm, ăn xong lại ngủ ngay, thực phẩm hấp thu vào không chuyển hóa thành năng lượng sẽ chuyển thành mỡ, vì vập nếu có thức khuya làm việc thì chỉ nên ăn nhẹ và trước khi đi ngủ vài giờ.

Các nhà dinh dưỡng khuyên đối với người trung niên và người cao tuổi nên ăn dầu và hạn chế ăn mỡ. Trong đa số dầu ăn thông thường có chứa nhiều nhóm a-xít béo không no nên dễ chuyển hóa và không làm tăng Cholesterol máu. Tuy nhiên với dầu dừa, dầu cọ thì lại chứa nhiều a-xít béo no nên dễ làm tăng Cholesterol xấu tương đương như ăn mỡ.. Vì vậy cần chú ý thành phần dầu là loại gì.

Ăn cá nhiều mỡ thì lại tốt cho sức khỏe. Các nhà dinh dưỡng khuyên nên ăn các lọai cá béo và ăn ít nhất 2 lần/tuần, vì trong mỡ cá có chứa nhiều a-xít béo 3 Omega, 6 Omega, 9 Omega có tác dụng làm hạ Cholesterol xấu trong máu, tốt cho tim mạch, lại còn tái tạo các mô hư hoại và tốt cho hoạt động thần kinh.

Ăn chất bột, đường thế nào cho đúng?

Cần bảo đảm cung cấp đủ 55% - 60% năng lượng cần thiết hàng ngày.

Nên ăn các thực phẩm dạng chế biến thô như: cơm, bắp, các loại khoai luộc, hấp, nướng, gạo lức, bún, phở, bánh bèo, bánh hỏi…vì những thức ăn này có chỉ số đường thấp. Những thức ăn dạng tinh có chỉ số đường cao hơn, nghĩa là làm cho đường hấp thu vào máu nhanh hơn, làm tăng đường huyết đột ngột dễ gây rối loạn chuyển hóa đường, như: các loại bột mì tinh, bột mì tây, bột sắn … và các thức ăn chế biến từ các loại bột này là bánh mì, bánh ngọt các loại. Các thực phẩm chứa nhiều đường như: đường các loại, mật ong, trái cây quá ngọt, mía… cần hạn chế. Nên giảm bớt ăn cơm và ăn độn thêm các loại đậu, hạt cũng giúp giảm được đường huyết, giảm béo.