Quốc hội qua các nhiệm kỳ

 Đình Tân Trào, nơi diễn ra Quốc dân đại hội - tiền thân của Quốc hội Việt Nam.

Trải qua 12 nhiệm kỳ, Quốc hội nước ta đã không ngừng phát triển, thực hiện chức năng cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, góp phần quan trọng vào sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc trước đây cũng như sự nghiệp đổi mới hiện nay.

Dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam, tháng 8-1945, toàn dân Việt Nam đã đứng lên tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa thắng lợi, đánh đổ ách thống trị của thực dân, phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân.

Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Ngày 6-1-1946, bằng cuộc Tổng tuyển cử tự do trong cả nước, nhân dân ta đã bầu ra Quốc hội đầu tiên, đánh dấu bước phát triển mới của Nhà nước Việt Nam độc lập.

Từ đó đến nay, Quốc hội nước ta đã không ngừng phát triển, thực hiện chức năng cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, góp phần quan trọng vào thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc trước đây cũng như sự nghiệp đổi mới hiện nay, nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Khóa I (1946-1960)

Bầu ngày 6-1-1946.

Tổng số đại biểu: 403 (đại biểu được bầu: 333; đại biểu không qua bầu cử: 70)

 Bác Hồ gặp cử tri tại Phúc Tân (Hà Nội) ngày 5-1-1946.

Khóa II (1960 - 1964)

Bầu ngày 8-5-1960.

Tổng số đại biểu: 453. Số đại biểu được bầu: 362; đại biểu khóa I miền nam lưu nhiệm: 91.

 Đại biểu QH khóa II (1960-1964).

Khóa III (1964-1971)

Bầu ngày 26-4-1964.

Tổng số đại biểu: 453. Số đại biểu được bầu: 366; đại biểu lưu nhiệm: 87.

 Kỳ họp thứ nhất QH khóa III khai mạc tại Hà Nội.

Khóa IV (1971-1975)

Bầu ngày 11-4-1971.

Tổng số đại biểu được bầu: 420

 Các đồng chí Lê Duẩn, Trường Chinh với các đại biểu QH khóa IV.

Khóa V (1975-1976)

Bầu ngày 6-4-1975.

Tổng số đại biểu được bầu: 424

 Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng gặp mặt đại biểu QH dự kỳ họp QH khóa V.

Khóa VI (1976-1981)

Bầu ngày 25-4-1976.

Tổng số đại biểu được bầu: 492

 Các nhà sư ở phường Thạch Thắng (Đà Nẵng) bỏ phiếu bầu QH thống nhất (khóa VI) 1976.

Khóa VII (1981-1987)

Bầu ngày 26-4-1981.

Tổng số đại biểu được bầu: 496

 Các đại biểu QH khóa VII (6-1985) tỉnh Đồng Nai, Sông Bé và Tây Ninh làm việc ở tổ.

Khóa VIII (1987-1992)

Bầu ngày 19-4-1987.

Tổng số đại biểu được bầu: 496

 Các đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch nước Võ Chí Công,
Thủ tướng Phạm Hùng bỏ phiếu bầu cử lãnh đạo các cơ quan Nhà nước,
kỳ họp thứ nhất, QH khóa VIII.

Khóa IX (1992-1997)

Bầu ngày 19-7-1992.

Tổng số đại biểu được bầu: 395

 Tổng Bí thư Đỗ Mười nói chuyện với các đại biểu QH khóa IX.

Khóa X (1997-2002)

Bầu ngày 20-7-1997.

Tổng số đại biểu được bầu: 450

 Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đại biểu QH vào Lăng viếng
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ngày khai mạc kỳ họp thứ 10, QH khóa X.

Khóa XI (2002-2007)

Bầu ngày 19-5-2002.

Tổng số đại biểu được bầu: 498

 Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XI.

Khóa XII (2007-2011)

Bầu cử ngày 20-5-2007

Tổng số đại biểu được bầu: 493

Nguồn www.baucukhoa13.quochoi.vn