Quốc hội của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân

QUỐC HỘI CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN

LỜI GIỚI THIỆU

Thông qua việc bầu cử đại biểu Quốc hội, cử tri cả nước sẽ lựa chọn, bầu ra những đại biểu xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình trong cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội sẽ thay mặt nhân dân, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước.

Tham gia ứng cử và bầu cử đại biểu Quốc hội là quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong việc xây dựng chính quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Vì vậy, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội là ngày hội của toàn dân.

Để cung cấp tư liệu cho công tác biên tập tuyên truyền ở cơ sở, Cục Văn hoá Thông tin cơ sở phát hành cuốn sách “Quốc hội của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”.

Cuốn sách nhằm cung cấp một số tư liệu thiết thực cho các đơn vị hoạt động văn hoá thông tin, đặc biệt là các cán bộ làm công tác biên tập trong việc tổ chức tuyên truyền cổ động nhiệm vụ chính trị quan trọng này tại cơ sở.

Việc biên soạn cuốn sách chắc chắn còn có những thiếu sót, chưa đề cập hết các vấn đề bạn đọc quan tâm. Chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến tham gia đóng góp của bạn đọc để cuốn sách đầy đủ và hiệu quả trong công tác tuyên truyền.

Xin trân trọng cảm ơn!

CỤC VĂN HOÁ THÔNG TIN CƠ SỞ

 

 

HÔ HÀO QUỐC DÂN ĐI BỎ PHIẾU

Dù ở trong Quốc hội hay ở ngoài Quốc hội, ai cũng phải ra sức giúp nước.

Ngày mai mùng 6 tháng Giêng năm 1946.

Ngày mai, là một ngày đưa Quốc dân ta lên một con đường mới.

Ngày mai, là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mai là ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình.

Ngày mai dân ta sẽ tỏ cho các chiến sĩ ở miền Nam rằng: Về mặt trận quân sự, thì các chiến sĩ dùng súng đạn mà chống quân thù, về mặt chính trị, thì nhân dân dùng lá phiếu mà chống với quân địch. Một lá phiếu có sức lực một viên đạn.

Ngày mai, quốc dân ta sẽ tỏ cho thế giới biết rằng: dân tộc Việt Nam đã:

Kiên quyết đoàn kết chặt chẽ.

Kiên quyết chống bọn thực dân.

Kiên quyết tranh quyền độc lập.

Ngày mai, dân ta sẽ tự do lựa chọn và bầu ra những người xứng đáng thay mặt cho mình và gánh vác việc nước.

Ngày mai, người ra ứng cử thì đông, nhưng số đại biểu thì ít, lẽ tất nhiên, có người được cử có người không được cử.

Những người trúng cử sẽ phải ra sức giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, ra sức mưu sự hạnh phúc cho đồng bào.

Phải luôn nhớ và thực hiện câu: Vì lợi nước, quên lợi nhà. Vì lợi chung, quên lợi riêng.

Phải làm cho xứng đáng với đồng bào, cho xứng đáng với Tổ quốc.

Người không trúng cử cũng không nên ngã lòng.

Mình đã tỏ lòng hăng hái với nước với dân; thì luôn luôn phải giữ lòng hăng hái đó. Ở trong Quốc hội hay ở ngoài Quốc hội, mình cũng ra sức giúp ích nước nhà. Lần này không được cử, ta cứ làm cho quốc dân nhận rõ tài đức của ta, thì lần sau quốc dân nhất định cử ta.

Ngày mai, tất cả các bạn cử tri đều phải nhớ đi bầu cử. Ngày mai, mọi người đều nên vui vẻ hưởng quyền lợi của một dân độc lập tự do.

Ngày 5 tháng 1 năm 1946

(Trích trong “Hồ Chí Minh tuyển tập” NXB Sự thật)

 

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

CỦA QUỐC HỘI QUA CÁC NHIỆM KỲ

Quốc hội là cơ quan đại diện dân cử cao nhất của nhân dân và đồng thời là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của đất nước. Tính quyền lực nhà nước của Quốc hội thể hiện ở thẩm quyền của Quốc hội. Theo Hiến pháp năm 1992, Quốc hội nước ta có 3 chức năng: lập hiến và lập pháp; quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước; giám sát tốt cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.

Quốc hội là cơ quan duy nhất do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Nói cách khác, nhân dân uỷ quyền cho các đại biểu quốc hội thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn mà nhân dân giao phó.

Tính đại diện của Quốc hội còn thể hiện ở việc Quốc hội chịu sự giám sát và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Đây là mối quan hệ ràng buộc hai chiều giữa đại biểu Quốc hội với nhân dân, các đại biểu Quốc hội có trách nhiệm gần gũi, lắng nghe ý kiến của nhân dân, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân; phải xuất phát từ lợi ích của đông đảo nhân dân để quyết định các vấn đề, nhiệm vụ của Quốc hội.

Trong quá trình hình thành và phát triển của mình, Quốc hội đã trải qua XI khoá hoạt động như sau:

QUỐC HỘI KHOÁ I

(1946-1960)

Quốc hội khoá I là Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, là mốc đánh dấu bước phát triển nhảy vọt đầu tiên về thể chế dân chủ của nước Việt Nam mới. Quốc hội ra đời trong hoàn cảnh cuộc đấu tranh quyết liệt giành và bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ quốc. Sự ra đời của Quốc hội vừa là thành quả vừa là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp đấu tranh cách mạng. Quốc hội khoá 1 là Quốc hội của độc lập dân tộc, của thống nhất đất nước và của đại đoàn kết toàn dân. Trong điều kiện cả nước vừa phải hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc vừa phải từng bước thực hiện cải cách dân chủ, Quốc hội khoá I đã góp phần quan trọng vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, với chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy, đưa miền Bắc bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiếp tục đấu tranh giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất đất nước. Quốc hội đã thông qua danh sách Chính phủ đầu tiên của Nhà nước Việt Nam độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, thông qua hai bản Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trong đó có bản Hiến pháp năm 1946 - bản Hiến pháp đầu tiên mở ra tiến trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nhiệm kỳ hoạt động của Quốc hội khoá I kéo dài từ tháng l-1946 đến tháng 5-1960, là do trong điều kiện đấu tranh cách mạng (kháng chiến chống Pháp; đấu tranh chống Mỹ và nguỵ quyền Sài Gòn), đất nước bị chia cắt, nên không thể tổ chức được một cuộc bầu cử trên cả nước để bầu Quốc hội khoá mới.

Kỳ họp thứ nhất: Họp ngày 2-3-1946, tại Nhà hát lớn Thành phố - Hà Nội, với sự tham dự của gần 300 đại biểu, Quốc hội đã:

- Công nhận danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu; Công nhận danh sách Kháng chiến Uỷ viên Hội, với Chủ tịch là ông Võ Nguyên Giáp; Công nhận danh sách Quốc gia Cố vấn đoàn, với ông Cố vấn Tối cao Vĩnh Thuỵ (tức cựu hoàng Bảo Đại) làm đoàn trưởng.

- Bầu Ban Thường trực Quốc hội do ông Nguyễn Văn Tố làm Trưởng Ban.

- Bầu Ban Dự thảo Hiến pháp gồm 11 người.

Số liệu cơ bản:

Ngày bầu cử: 6-1-1946

Tỉ lệ cử tri đi bỏ phiếu: 89%

Tổng số đại biểu Quốc hội: 403

Số đại biểu được bầu: 333; Số đại biểu không qua bầu cử: 70 (gồm 20 đại biểu thuộc Việt Nam Cách mệnh đồng minh Hội (Việt Cách) và 50 đại biểu thuộc Việt Nam Quốc dân Đảng (Việt Quốc), theo thoả thuận trước cuộc bầu cử đạt được ngày 24-12-1945 giữa Việt Minh (Việt Nam độc lập đồng minh Hội) với Việt Cách và Việt Quốc. Việc này thể hiện chủ trương của Việt Minh về hoà hợp dân tộc, tập trung lực lượng kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Thành phần đại biểu Quốc hội: Trong 333 đại biểu được bầu có:

- 10 đại biểu nữ;

- 34 đại biểu dân tộc thiểu số;

- 87% là công nhân, nông dân, chiến sĩ cách mạng;

- 43% là không đảng phái.

Quốc hội đã thông qua 2 Hiến pháp, 16 luật.

 Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1946 (Quốc hội thông qua ngày 9-11-1946).

 Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm l960 (Quốc hội thông qua ngày 31-12-1959; Chủ tịch nước ký lệnh ban hành ngày 1-1-1960).

 Dự án luật Lao động (thông qua ngày 8-11-1946).

 Luật Cải cách ruộng đất (ban hành ngày 19-12-1953).

 Luật bảo đảm quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân (ban hành ngày 20-5-1957).

 Luật Quy định quyền lập hội (ban hành ngày 20-5-1957).

 Luật Quy định quyền tự do hội họp (ban hành ngày 20-5-1957).

 Luật về Chế độ báo chí (ban hành ngày 20-5-1957).

 Luật Công đoàn (ban hành ngày 5-11-1957).

 Luật Qui định Chế độ xuất bản (thông qua ngày 14-9-1957).

 Luật Qui định Những trường hợp phạm pháp quả tang và Những trường hợp khẩn cấp (thông qua ngày 14-9-1957).

 Luật Cấm chỉ mọi hành động đầu cơ về kinh tế (thông qua ngày 14-9-1957).

 Luật Qui định thể lệ bầu cử Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp (thông qua ngày 14-9-1957).

 Luật Tổ chức chính quyền địa phương (thông qua ngày 14-9-1957; ban hành ngày 31-5-1958).

 Luật Quy định chế độ phục vụ của sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam (ban hành ngày 31-5-1958).

 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (ban hành ngày 13-1-1960).

 Luật hôn nhân và gia đình (ban hành ngày 13-l-1960).

 Luật Nghĩa vụ quân sự (ban hành ngày 28-4-1960).

QUỐC HỘI KHOÁ II

(1960-1964)

Quốc hội khoá II là Quốc hội đầu tiên hoạt động hoàn toàn trong thời kỳ đất nước bị chia cắt, dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam (Đảng Cộng sản Việt Nam ngày nay), nhân dân Việt Nam thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược là hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc và tiến hành sự nghiệp xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa: miền Bắc bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội và cùng miền Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Hoạt động của Quốc hội khoá II đã đóng góp quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng và khôi phục kinh tế ở miền Bắc, đẩy mạnh cuộc đấu tranh giải phóng ở miền Nam; đã thực thi những chính sách về dân chủ, chăm lo đời sống vật chất tinh thần của nhân dân trong những điều kiện cực kỳ khó khăn; góp phần bảo đảm hiệu lực và hiệu quả của chính quyền Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, giải phóng đất nước ở miền Nam và đấu tranh thống nhất Tổ quốc.

Kỳ họp thứ nhất: Họp từ ngày 6 đến ngày 15-7-1960, tại Hà Nội, đã bầu:

- Chủ tịch nước: Hồ Chí Minh

- Phó Chủ tịch nước: Tôn Đức Thắng

- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội: 21 thành viên chính thức và 5 thành viên dự khuyết;

- Chủ tịch: Trường Chinh.

- Hội đồng Chính phủ; Thủ tướng: Phạm Văn Đồng.

- Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao: Hoàng Quốc Việt.

- Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao: Phạm Văn Bạch.

- Uỷ ban Dự án pháp luật của Quốc hội.

- Uỷ ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội.

Số liệu cơ bản:

Ngày bầu cử: 8-5-1960

Tỉ lệ cử tri bỏ phiếu: 97,52%

Tổng số đại biểu: 453

Số đại biểu được bầu: 362

Số đại biểu khoá I miền Nam lưu nhiệm: 91

Thành phần đại biểu Quốc hội:

- Công nhân: 50

- Nông dân: 47

- Cán bộ chính trị: 129

- Quân đội: 20

- Nhân sĩ, tôn giáo:ss

- Cán bộ văn hoá, giáo dục, pháp luật: 37

- Đảng viên: 298

- Ngoài Đảng:64

- Dân tộc thiểu số:56

- Phụ nữ: 49

- Thanh niên (20 - 30 tuổi): 42

- Phụ lão: (trên 60 tuổi): 19

- Cán bộ kinh tế, khoa học - kĩ thuật: 66

- Anh hùng lao động và chiến đấu: 19

- Cán bộ ở Trung ương: 110

- Cán bộ ở địa phương: 252

Quốc hội đã thông qua 6 luật; Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua 9 pháp lệnh.

 Luật Tổ chức Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (ban hành ngày 26-7-1960).

 Luật Tổ chức Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (ban hành ngày 26-7-1960).

 Luật Tổ chức Toà án nhân dân (ban hành ngày 26-7-1960).

 Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân (ban hành ngày 26-7-1960).

 Luật Sửa đổi và bổ sung Luật Nghĩa vụ quân sự (ban hành ngày 10-11-1962).

 Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Hành chính các cấp (ban hành ngày 10-11-1962).

 Pháp lệnh về việc bầu cử Hội đồng Nhân dân các cấp (ban hành ngày 23- 10-1961).

 Pháp lệnh Quy định cụ thể về tổ chức của Toà án Nhân dân Tối cao và tổ chức các Toà án Nhân dân địa phương (ban hành ngày 30-3-196l).

 Pháp lệnh Quy định việc quản lý nhà nước đối với công tác phòng cháy và chữa cháy (ban hành ngày 4-l0-1961).

 Pháp lệnh về Huân chương và Huy chương Chiến sĩ vẻ vang (ban hành ngày 16-9-1961).

 Pháp lệnh Quy định chế độ phục vụ của sĩ quan Công an nhân dân vũ trang (ban hành ngày 12-8-1961).

 Pháp lệnh Qui định cụ thể về tổ chức của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (ban hành ngày 18-4-1962).

 Pháp lệnh Qui định chế độ cấp bậc của sĩ quan và hạ sĩ quan Cảnh sát nhân dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (ban hành ngày 20-7-1962).

 Pháp lệnh Qui định nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát nhân dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (ban hành ngày 20-7-1962).

 Pháp lệnh Qui định cơ quan phụ trách quản lý công tác phòng cháy và chữa cháy; chế độ cấp bậc của sĩ quan và hạ sĩ quan phòng cháy và chữa cháy (ban hành ngày 5-4-1963).

Các hiệp định, hiệp ước, công ước quốc tế đã phê chuẩn: 4 hiệp ước-hiệp định song phương. Gồm: Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Lãnh sự giữa Việt Nam và Tiệp Khắc (phê chuẩn ngày 13-6-1963). Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước Thương mại và Hàng hải giữa Việt Nam và Triều Tiên (phê chuẩn ngày 7-l-1963). Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước Thương mại và Hàng hải giữa Việt Nam và Trung Hoa (phê chuẩn ngày 7-1-1963). Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Bưu chính và điện chính giữa Việt Nam và Cu ba (phê chuẩn ngày 24-11- 1963).

QUỐC HỘI KHOÁ III

(1964-1971)

Quốc hội khoá III, được tổ chức theo Hiến pháp năm l960, là Quốc hội của thời kỳ đất nước thực hiện cả hai chiến lược cách mạng, thời kỳ chống Mỹ cứu nước "tất cả cho tiền tuyến, tất cả để thắng giặc Mỹ xâm lược". Miền Bắc tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; Miền Nam đẩy mạnh cuộc đấu tranh giải phóng. Cao trào thi đua yêu nước dâng lên mạnh mẽ chưa từng có. Hoạt động Quốc hội đã đóng góp quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ khôi phục và xây dựng kinh tế ở miền Bắc, đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống Mỹ, cứu nước ở miền Nam. Quốc hội đã có những quyết sách phù hợp về dân chủ, quan tâm đến lợi ích nhiều mặt, hàng ngày của mọi tầng lớp nhân dân; góp phần đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của chính quyền Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất đất nước. Nhiệm kỳ của Quốc hội khoá III kéo dài từ tháng 6-1964 đến tháng 6-1971 là do hoàn cảnh có chiến tranh diễn ra trên phạm vi cả nước.

Kỳ họp thứ nhất: Họp từ ngày 25-6 đến ngày 3-7-1964, tại Hà Nội, đã bầu:

- Chủ tịch nước: Hồ Chí Minh.

- Phó Chủ tịch nước: Tôn Đức Thắng.

- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội: 23 thành viên chính thức và 3 thành viên dự khuyết;

- Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội: Trường Chinh..

- Hội đồng Chính phủ: Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

- Các Uỷ ban Thường trực của Quốc hội: Uỷ ban dự án phápluật; Uỷ ban kế hoạch và ngân sách; Uỷ ban Dân tộc; Uỷ ban thống nhất; Uỷ ban văn hoá và xã hội.

Số liệu cơ bản:

Ngày bầu cử: 26-4-1964

Tỷ lệ cử tri bỏ phiếu: 8.580.002 người, đạt 97,77%

Tổng số đại biểu ứng cử: 453

Tổng số đại biểu được bầu: 366

Đại biểu lưu nhiệm: 87

Thành phần đại biểu Quốc hội:

- Công nhân: 71

- Nông dân: 90

- Tiểu thủ công: 7

- Cán bộ chính trị: 70

- Quân đội: 18

- Nhân sĩ, tôn giáo: 12

- Cán bộ văn hoá, giáo dục, pháp luật: 37

- Cán bộ kinh tế, khoa học kỹ thuật: 61

- Đảng viên: 296

- Ngoài Đảng: 71

- Dân tộc: 60

- Phụ nữ: 62

- Thanh niên: (20-30 tuổi): 71

- Phụ lão (trên 60 tuổi): 21

- Anh hùng: 22

- Cán bộ ở Trung ương: 109

- Cán bộ ở địa phương: 257

Quốc hội đã thông qua 1 luật, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội 5 pháp lệnh

 Luật sửa đổi và bổ sung Luật nghĩa vụ quân sự (ban hành ngày 25/4/1965).

 Pháp lệnh Quy định cấm nấu rượu trái phép (ban hành ngày 27-10- 1966).

 Pháp lệnh quy định một số điểm về bầu cử và tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp trong thời chiến (ban hành ngày 11-4-1967).

 Pháp lệnh về các danh hiệu vinh dự Nhà nước: Anh hùng lao động và Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (ban hành ngày 15-1-1970).

 Pháp lệnh sửa đổi điều 15 của Pháp lệnh quy định cụ thể về tổ chức của Toà án nhân dân tối cao và tổ chức của Toà án nhân dân địa phương ngày 23-3-1961 (ban hành ngày 27-l-1970).

 Pháp lệnh sửa đổi và bổ sung Pháp lệnh quy định cụ thể về tổ chức của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ngày 6-4-1962 (ban hành ngày 27-1-1970).

Các hiệp định, hiệp ước, công ước quốc tế đã phê chuẩn:

 Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định văn hoá giữa Việt Nam và Cộng hoà Arập thống nhất (ban hành ngày 28-1-1965).

 Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Thương mại dài hạn giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Arập thống nhất (ban hành ngày 21-4-1965).

 Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định thương mại và Hiệp định thanh toán giữa Việt Nam và CH Arập Xyri (ban hành ngày 19-8-1970).

 Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định thương mại và thanh toán giữa Việt Nam và Angiêri (ban hành ngày 2-2-1971).

QUỐC HỘI KHOÁ IV

(1971-1975)

Quốc hội khoá IV đã tiếp tục động viên quân và dân thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng: Ở miền Nam tăng cường đấu tranh giải phóng dân tộc, ở miền Bắc kiên trì bảo vệ và xây dựng chủ nghĩa xã hội, đánh phá hoại của địch, động viên sức người sức của cho tiền tuyến lớn đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai. Sau khi Hiệp định Pari về Việt Nam được ký kết, Quốc hội đã thông qua những biện pháp đấu tranh để bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định. Đồng thời, Quốc hội đã quyết định những vấn đề quan trọng của của Nhà nước ta nhằm nhanh chóng khắc phục hậu quả của chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, phát triển văn hoá, ổn định đời sống nhân dân, củng cố quốc phòng tiếp tục sự nghiệp xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, cùng đồng bào miền Nam hoàn thành thắng lợi sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Quốc hội khoá IV là Quốc hội chiến thắng giặc Mỹ xâm lược, kiên trì và tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội, là Quốc hội khôi phục kinh tế, hàn gắn những vết thương chiến tranh, chuẩn bị đưa đất nước tiến vào thời kỳ mới.

Kỳ họp thứ nhất: Họp từ ngày 6 đến 10-6-1971, tại Hà Nội, đã bầu:

- Chủ tịch nước: Tôn Đức Thắng.

- Phó Chủ tịch nước: Nguyễn Lương Bằng.

- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, gồm 24 thành viên chính thức và 3 thành viên dự khuyết; Chủ tịch: Trường Chinh.

- Hội đồng Chính phủ; Thủ tướng: Phạm Văn Đồng.

- Các Uỷ ban Thường trực của Quốc hội: Uỷ ban dự toán pháp luật; Uỷ ban kế hoạch và ngân sách; Uỷ ban thống nhất; Uỷ ban dân tộc; Uỷ ban văn hoá và xã hội.

Số liệu cơ bản:

Ngày bầu cử: 11 - 4 - 1971.

Tỷ lệ cử tri bỏ phiếu: 98,88%

Tổng số đại biểu được bầu: 420

Thành phần đại biểu Quốc hội:

- Công nhân: 94

- Nông dân: 90

- Tiểu thủ công: 8

- Cán bộ chính trị: 101

- Quân đội: 27

- Nhân sĩ, tôn giáo: 13

- Cán bộ văn hoá, giáo dục, pháp luật: 34

- Cán bộ kinh tế, khoa học kỹ thuật:53

- Đảng viên: 317

- Ngoài Đảng: 103

- Dân tộc: 73

- Phụ nữ: 125

- Thanh niên: (20-30 tuổi): 82

- Phụ lão (trên 60 tuổi): 51

- Anh hùng: 28

- Chiến sĩ thi đua: 110

- Cán bộ ở Trung ương: 109

- Cán bộ ở địa phương: 257

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua 1 pháp lệnh.

Pháp lệnh Quy định việc bảo vệ rừng (ban hành ngày 11-9-1972).

QUỐC HỘI KHOÁ V

(1975-1976)

Quốc hội khoá V được bầu trong không khí vui mừng, phấn khởi, đất nước sạch bóng quân xâm lược, nhân dân ta hoàn toàn làm chủ vận mệnh của mình. Quốc hội khoá V, bắt đầu nhiệm kỳ giữa lúc nhân dân ta bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên cả nước thống nhất tiến lên chủ nghĩa xã hội. Quốc hội khoá V là Quốc hội đầu tiên của thời kỳ xây dựng đất nước "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn" như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quốc hội khoá V thể hiện đầy đủ bản chất là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh công nông. Quốc hội quyết định kế hoạch phát triển kinh tế văn hoá, động viên nhân dân ta thi đua xây dựng đất nước, củng cố lực lượng quốc phòng. Quốc hội nhất trí phê chuẩn kết quả của Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất Tổ quốc, thể hiện ý chí mạnh mẽ, nguyện vọng thiết tha và sự nhất trí cao của toàn dân tộc về Vấn đề thống nhất Tổ quốc trên cơ sở độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Quốc hội quyết định kế hoạch Nhà nước năm 1976, năm thứ nhất của kế hoạch 5 năm lần thứ hai, mở đầu thời kỳ xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa. Quốc hội khoá V là quốc hội ngắn nhất, từ 4-1975 đến 4-1976, vì đã rút ngắn nhiệm kỳ để tiến hành cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của đất nước thống nhất.

Kỳ họp thứ nhất: Họp từ ngày 3 đến 6-6-1975, tại Hà Nội, đã bầu:

- Chủ tịch nước: Tôn Đức Thắng,

- Phó Chủ tịch nước: Nguyễn Lương Bằng;

- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội gồm 19 thành viên chính thức và 3 thành viên dự khuyết.

- Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội: Trường Chinh.

- Thủ tướng Chính phủ: Phạm Văn Đồng.

- Quốc hội bầu các uỷ ban: Uỷ ban pháp luật; Uỷ ban kế hoạch và ngân sách; Uỷ ban dân tộc; Uỷ ban văn hoá và xã hội; Uỷ ban thống nhất; Uỷ ban đối ngoại.

Số liệu cơ bản:

Ngày bầu cử: 6-4-1975

Tỷ lệ cử tri bỏ phiếu: 98,26%

Tổng số đại biểu được bầu: 424

Thành phần đại biểu Quốc hội:

- Công nhân: 93

- Nông dân: 90

- Tiểu thủ công nghiệp: 7

- Quân đội: 28

- Trí thức xã hội chủ nghĩa: 93

- Nhân sĩ, tôn giáo: 12

- Đảng viên: 314

- Ngoài Đảng: 110

- Phụ nữ:137

- Dân tộc thiểu số:71

- Anh hùng lao động và chiến đấu: 25

- Thanh niên: (20-35 tuổi): 142

- Cán bộ ở Trung ương: 126

- Cán bộ ở địa phương: 298

QUỐC HỘI KHOÁ VI

(1976-1981)

Trong điều kiện đất nước thống nhất, sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại là tổ chức thành công cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước - Quốc hội khoá VI. Quốc hội đã quyết định những vấn đề quan trọng hàng đầu trong thời kỳ phát triển mới của dân tộc; quyết định về đường lối, chính sách của Nhà nước Việt Nam thống nhất; quyết định xây dựng Hiến pháp, về cơ cấu lãnh đạo của Nhà nước khi chưa có Hiến pháp mới, bầu các cơ quan đó để điều hành công việc chung của cả nước. Tại kỳ thứ nhất, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về tên nước, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca và tổ chức Nhà nước khi chưa có Hiến pháp mới. Quốc hội quyết định đổi tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thành nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quyết định khoá Quốc hội được bầu trong cuộc Tổng tuyển cử ngày 25-4- 1976 là Quốc hội khoá VI nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quyết định chính thức đặt tên thành phố Sài Gòn-Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh. Sự ra đời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mở đầu cho bước phát triển mới trong quá trình đi lên của đất nước. Quốc hội khoá VI đã có những đóng góp tích cực vào việc xây dựng hệ thống chính quyền mới ở miền Nam, xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất bảo vệ chính quyền trong điều kiện hoà bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn quốc. Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá VI đã thông qua Hiến pháp năm 1980.

Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội Khoá VI (Quốc hội chung cả nước): Họp từ ngày 24-6 đến 3-7-1976, tại Hà Nội, đã bầu:

- Chủ tịch nước: Tôn Đức Thắng,

- Phó Chủ tịch nước: Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Hữu Thọ.

- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, gồm 21 thành viên chính thức và 2 thành viên dự khuyết.

- Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội: Trường Chinh.

- Thủ tướng Chính phủ: Phạm Văn Đồng.

- Chánh án Toà án nhân dân tối cao: Phạm Văn Bạch.

- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Trần Hữu Dực.

Quốc hội thành lập 6 Uỷ ban của Quốc hội: Uỷ ban kế hoạch và ngân sách; Uỷ ban dự án pháp luật; Uỷ ban dân tộc; Uỷ ban văn hoá và giáo dục; Uỷ ban y tế và xã hội; Uỷ ban đối ngoại.

Số liệu cơ bản:

Ngày bầu cử: 25-4-1976 Tỷ lệ cử tri bỏ phiếu: 23 triệu người. Tổng số đại biểu được bầu: 492 Thành phần đại biểu Quốc hội:

- Công nhân: 80

- Nông dân: 100

- Tiểu thủ công nghiệp: 6

- Quân đội: 54

- Cán bộ chính trị:141

- Tri thức và nhân sĩ: 98

- Các tôn giáo: 13

- Đảng viên: 398

- Ngoài Đảng: 94

- Phụ nữ: 132

- Dân tộc thiểu số: 67

- Anh hùng lao động và chiến đấu: 29

- Thanh niên: (từ 20-30 tuổi): 58

- Cán bộ ở Trung ương: 114

- Cán bộ ở địa phương: 378

Quốc hội đã thông qua 1 Hiến pháp, 1 luật; Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua 4 pháp lệnh

 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 (ban hành ngày 19-12-1980).

 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (ban hành ngày 20-12-1980).

 Pháp lệnh về việc Xin ân giảm án tử hình và xét duyệt án tử hình (ban hành ngày 2-12-1978).

 Pháp lệnh về Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (ban hành ngày 21-1l- 1979).

 Pháp 1ệnh sửa đổi và bổ sung một số điểm về thuế công thương nghiệp và thuế sát sinh (ban hành ngày 26-4-1980).

 Pháp lệnh sửa đổi và bổ sung một số điều khoản của Pháp lệnh năm 1961 quy định thể lệ bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp (ban hành ngày 22-1-1981).

Các hiệp định, hiệp ước, công ước quốc tế đã phê chuẩn:

 Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa Việt Nam và Lào (ban hành ngày 15-9-1977).

 Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Lào (ban hành ngày 15-9-1977).

 Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước hữu nghị giữa Việt Nam và Cộng hoà dân chủ Đức (ban hành ngày 13-12-1977).

 Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Liên Xô (ban hành ngày 29-11-1978).

 Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Campuchia (ban hành ngày 23-2-1979).

 Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam và Liên Xô (ban hành ngày 28-6 -1979).

 Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Mông Cổ (ban hành ngày 18-12-1979).

 Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam và Ba Lan (ban hành ngày 18-12-1979).

 Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định lãnh sự Việt Nam và Bungari (ban hành ngày 18-12-1979).

 Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam và Cộng hoà dân chủ Đức (ban hành ngày 18-12-1979)

 Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam và Mông Cổ (ban hành ngày 18-12-1979)

 Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Tiệp Khắc (ban hành ngày 27-3-1980).

QUỐC HỘI KHOÁ VII

(1981-1987)

Quốc hội khoá VII, được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp năm l980. Quốc hội đã phát huy vai trò cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nhân dân trong việc củng cố và hoàn thiện hoá Hiến pháp, từng bước xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, tạo tiền đề để Nhà nước thực hiện quản lý mọi hoạt động chính trị, kinh tế văn hoá xã hội theo đúng Hiến pháp và Pháp luật. Quốc hội đã thông qua một số Luật quan trọng như Luật tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước, Luật tổ chức Toà án nhân dân. Quốc hội khoá VII, là Quốc hội của thời kỳ bắt đầu công cuộc đổi mới, đã đẩy mạnh công tác lập pháp, tăng cường công tác giám sát và việc quyết định các vấn đề quan trọng khác để đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện đất nước. Xác định nguyên tắc, phương hướng xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Kỳ họp thứ nhất: Họp từ ngày 24-6 đến 4-7-1981, tại Hà Nội, Quốc hội đã bầu: Hội đồng Nhà nước, gồm 12 thành viên;

- Chủ tịch Hội đồng Nhà nước: Trường Chinh.

- Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Hữu Thọ.

- Hội đồng Bộ trưởng: Chủ tịch: Phạm Văn Đồng.

- Chánh án Toà án Nhân dân tối cao: Phạm Hưng.

- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Trần Lê.

- Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội gồm: Uỷ ban Pháp luật; Uỷ ban Kinh tế, Kế hoạch và Ngân sách; Uỷ ban Văn hoá - Giáo dục; Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật; Uỷ ban Y tế và Xã hội; Uỷ ban Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng; Uỷ ban đối ngoại.

Số liệu cơ bản:

Ngày bầu cử: 26-4-1981

Tỷ lệ cử tri bỏ phiếu: 97,96%

Tổng số đại biểu được bầu: 496 (Trong nhiệm kỳ khoá VII có 6 đại biểu từ trần, đã bầu bổ sung 6 đại biểu) Thành phần đại biểu Quốc hội:

- Công nhân: 100

- Nông dân: 92

- Tiểu thủ công nghiệp: 9

- Quân đội: 49

- Cán bộ chính trị: 121

- Trí thức và nhân sĩ: 110

- Nhân sĩ, tôn giáo: 15

- Đảng viên: 435

- Ngoài Đảng: 61

- Phụ nữ: 108

- Thanh niên (23-35 tuổi): 90

- Dân tộc thiểu số: 74

- Cán bộ ở Trung ương: 167

- Cán bộ ở địa phương: 329

Quốc hội đã thông qua 10 luật và bộ luật; Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua 15 pháp lệnh.

 Luật tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (ban hành ngày 11-7-1981).

 Luật tổ chức Tòa án nhân dân (ban hành 13-7-1981).

 Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân (ban hành ngày 13-7-1981).

 Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (ban hành ngày 14-7-l981)

 Luật nghĩa vụ quân sự (ban hành ngày 10-l-1982).

 Luật về sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam (ban hành ngày 10-l-1982).

 Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân (ban hành ngày 9-7-1983).

 Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân (ban hành ngày 2-1-1984).

 Bộ luật hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (ban hành ngày 9-7-1985).

 Luật Hôn nhân và Gia đình (ban hành ngày 3-l-1987).

 Pháp lệnh Quy định việc xét và giải quyết các khiếu tố, tố cáo của công dân (ban hành ngày 3-12-1981).

 Pháp lệnh Trừng trị tội hối lộ (ban hành ngày 23-5-1981).

 Pháp lệnh Trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép (ban hành ngày 10-7-1982).

 Pháp lệnh Bảo vệ tài liệu lưu trữ quốc gia (ban hành ngày 11-12-1982).

 Pháp lệnh về Thuế Nông nghiệp (ban hành ngày 3-3-1983).

 Pháp lệnh sửa đổi một số điều về Thuế Công thương nghiệp (ban hành ngày 11-3-1983).

 Pháp lệnh về việc Phát hành công trái xây dựng Tổ quốc (ban hành ngày 28-11-1983).

 Pháp lệnh Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá và danh lam' thắng cảnh (ban hành ngày 4-4-l984).

 Pháp lệnh bổ sung, sửa đổi một số điểm trong Pháp lệnh về việc phát hành công trái xây dựng Tổ quốc (ban hành ngày 3-6- 1985).

 Pháp lệnh Quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước để tặng các nghệ sĩ, nhà giáo, thầy thuốc (ban hành ngày 4-6-1985).

 Pháp lệnh quy định về giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước (ban hành ngày 4-6-1985).

 Pháp lệnh về việc Phát hành tiền ngân hàng mới, thu đổi tiền ngân hàng cũ (ban hành ngày 13-9-1985).

 Pháp lệnh Tổ chức Toà án quân sự (ban hành ngày 3-l-1986).

 Pháp lệnh Tổ chức Viện kiểm sát quân sự (ban hành ngày 3-1-1986).

 Pháp lệnh sửa đổi việc tính các định mức bằng tiền trong Điều lệ thuế công thương nghiệp và Điều lệ thuế hàng hoá (ban hành ngày 8-11-1986). Các hiệp định, hiệp ước, công ước quốc tế đã phê chuẩn:

 Nghị quyết phê chuẩn công ước về quy chế pháp chế, quyền ưu đãi và miễn trừ của các tổ chức kinh tế liên quốc gia (ban hành ngày 16-6-1981).

 Nghị quyết phê chuẩn Nghị định thư ngày 6-8-1977 bổ sung các Công ước Giơnevơ ngày 12 tháng 8 năm 1949 (ban hành ngày 28-8-1981).

 Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam và Cuba (ban hành ngày 29-10-1981).

 Nghị quyết phê chuẩn Công ước về loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (ban hành ngày 30-11-1981).

 Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa nước Việt Nam và Liên Xô (ban hành ngày 22-l-1982).

 Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Cuba (ban hành ngày 30-11-1982).

 Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam và Pháp (ban hành ngày 15-12-1982).

 Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về dân sự và hình sự giữa Việt Nam và Tiệp Khắc (ban hành ngày 30- 3-1983).

 Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Campuchia (ban hành ngày 31-8-1983).

 Nghị quyết phê chuẩn Nghị định thư tại Môngtơrêan ngày 30 tháng 9 năm 1977 (ban hành ngày 31-8-1983).

 Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam và Nicaragoa (ban hành ngày 31-8-1984).

 Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam và Lào (ban hành ngày 30-1-1985).

 Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Hunggari (ban hành ngày 27-2-1985).

 Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định tương trợ tư pháp về vấn đề dân sự, gia đình, lao động và hình sự giữa Việt Nam và Cu ba (ban hành ngày 26-3-1985).

 Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự gia đình, lao động và hình sự giữa Việt Nam và Hunggari (ban hành ngày 26-3-1985).

 Nghị quyết về phê chuẩn Công ước về năng lực pháp lý, quyền ưu đãi và miễn trừ của Hội đồng Tương trợ kinh tế mà Chính phủ Việt Nam ký với Chính phủ Ba Lan (ban hành ngày 28-10-1985).

 Nghị quyết phê chuẩn Công ước quốc tế về viễn thông (ban hành ngày 21-12-1985).

 Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước bổ sung "Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa Việt Nam và Lào" (ban hành ngày 1-4-1986).

 Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định quy hoạch biên giới giữa Việt Nam và Campuchia (ban hành ngày 30-1-1986).

 Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề về dân sự, gia đình và hình sự giữa Việt Nam và Bungari (ban hành ngày 16-2-1987).

QUỐC HỘI KHOÁ VIII

(1987-1992)

Quốc hội khoá VIII được bầu ra và hoạt động trong giai đoạn bước ngoặt của đất nước, có trách nhiệm to lớn góp phần thực hiện công cuộc đổi mới. Hoạt động lập hiến của Quốc hội khoá VIII có nhiều thành tựu và 2 lần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1980. Tại kỳ họp lần thứ 11, tháng 4 năm 1992, Quốc hội thông qua Hiến pháp năm 1992 - Hiến pháp của thời kỳ đổi mới, phù hợp với thực tế của đất nước và xu thế tiến bộ của thời đại trên cơ sở điều kiện, hoàn cảnh, đặc điểm của Việt Nam, đánh dấu sự trưởng thành về trình độ lập hiến của nước ta. Quốc hội đã thực hiện sứ mệnh cao cả mở đường cho công cuộc đổi mới toàn diện ở nước ta về mặt Nhà nước. Tiến hành đồng bộ và có hiệu quả các hoạt động nhằm thực hiện chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ do Hiến pháp quy định: Lập hiến, lập pháp, giám sát quyết định các vấn đề trọng đại về quốc kế-dân sinh, về đối nội và đối ngoại, Trong đó đặc biệt là hoạt động lập hiến và lập pháp. Trong Nhiệm kỳ Quốc hội khoá VIII, nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng: Kinh tế phát triển, văn hoá, giáo dục đạt được nhiều kết quả tốt. Việc xây dựng và tăng cường Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân có bước phát triển mới; quan hệ đối ngoại được mở rộng; quốc phòng an ninh được củng cố.

Kỳ họp thứ nhất: Họp từ ngày 17-6 đến 22-6-1987, tại Hà Nội, Quốc hội đã bầu: Hội đồng Nhà nước, gồm 15 thành viên;

- Chủ tịch Hội đồng Nhà nước: Võ Chí Công.

- Chủ tịch Quốc hội: Lê Quang Đạo.

- Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng: Phạm Hùng; (Đỗ Mười, từ tháng 6 năm 1988).

- Chánh án Toà án nhân dân tối cao: Phạm Hưng .

- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Trần Quyết.

- Hội đồng Dân tộc và 7 Uỷ ban Thường trực của Quốc hội gồm: Uỷ ban Pháp luật; Uỷ ban Kinh tế-Kế hoạch và Ngân sách; Uỷ ban Văn hoá và Giáo dục; Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật; Uỷ ban Y tế và Xã hội; Uỷ ban Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng; Uỷ ban Đối ngoại.

Số liệu cơ bản:

Ngày bầu cử: 19-4-1987

Tỷ lệ cử tri bỏ phiếu: 98,75%.

Tổng số đại biểu được bầu: 496

Thành phần đại biểu Quốc hội:

- Công nhân: 91

- Nông dân: 105

- Tiểu thủ công nghiệp: 19

- Quân nhân: 49

- Cán bộ chính trị: 100

- Trí thức xã hội chủ nghĩa: 123

- Nhân sĩ, tôn giáo: 9

- Đảng viên: 465

- Ngoài Đảng: 31

- Phụ nữ: 88

- Dân tộc thiểu số: 70

- Thanh niên (21-35 tuổi): 55

- Cán bộ ở Trung ương: 116

- Cán bộ ở địa phương: 380

Quốc hội đã thông qua 1 Hiến pháp, 31 luật và bộ luật; Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua 42 pháp lệnh.

 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (ban hành ngày 18-4-1992).

 Luật đất đai (ban hành ngày 8-1-1988). Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (ban hành ngày 9-l-1988).

 Bộ luật Tố tụng hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (ban hành ngày 9-7-1988).

 Luật quốc tịch Việt Nam (ban hành ngày 9-7-1988).

 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch (ban hành ngày 11-1-1988).

 Luật sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức Toà án nhân dân (ban hành ngày 4- l-1989).

 Luật sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (ban hành ngày 4-1-1989).

 Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân (ban hành ngày 11-7-1989).

 Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân (ban hành ngày 11-7-1989).

 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (ban hành ngày 11-7-1989).

 Luật Báo chí (ban hành ngày 2-1-1990).

 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự (ban hành ngày 2-1-1990).

 Luật Công đoàn (ban hành ngày 7-7-1990).

 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự (ban hành ngày 7-7-1990).

 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (ban hành ngày 7-7-1990).

 Luật thuế doanh thu (ban hành ngày 8-8-1990).

 Luật thuế Lợi tức (ban hành ngày 8-8-1990).

 Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt (ban hành ngày 8-8-1990).

 Bộ luật Hàng hải Việt Nam (ban hành ngày 12-7-1990).

 Luật công ty (ban hành ngày 2-1-1991).

 Luật doanh nghiệp tư nhân (ban hành ngày 2-1-1991).

 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nghĩa vụ quân sự (ban hành ngày 2-1-1991).

 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật về Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (ban hành ngày 2-1-1991).

 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (ban hành ngày 16-8-1991).

 Luật Phổ cập giáo dục tiểu học (ban hành ngày 16-8-1991).

 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự (ban hành ngày 16-8-1991).

 Luật Bảo vệ và phát triển rừng (ban hành ngày 19-8-1991).

 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam (ban hành ngày 4-1-1992).

 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (ban hành ngày 4-1-1992).

 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội (ban hành ngày 18-4-1992).

 Luật Tổ chức Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (ban hành ngày 18-4-1992).

 Pháp lệnh về Lực lượng An ninh nhân dân Việt Nam (ban hành ngày 14- 11-1987).

 Pháp lệnh bổ sung, sửa đổi một số điều trong điều lệ về thuế công thương nghiệp và điều lệ về thuế hàng hoá (ban hành ngày 28-11-1987).

 Pháp lệnh Tổ chức luật sư (ban hành ngày 30- 12-1987).

 Pháp lệnh về Kế toán và thống kê (ban hành ngày 20-5-1988).

 Pháp lệnh Chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam (ban hành ngày 10-12-1988).

 Pháp lệnh Nghĩa vụ lao động công ích (ban hành ngày 22-11-1988).

 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều trong các Pháp lệnh, điều lệ về Thuế công thương nghiệp và thuế hàng hoá (ban hành ngày 13-3-1989).

 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự (ban hành ngày 17-4-1989).

 Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản (ban hành ngày 5-5- 1989).

 Pháp lệnh về Tài nguyên khoáng sản (ban hành ngày 7-8-1989).

 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự (ban hành ngày 7-12-1989).

 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính (ban hành ngày 7-12-1989).

 Pháp lệnh Thi hành án dân sự (ban hành ngày 31-8-1989).

 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế (ban hành ngày 29-9-1989).

 Pháp lệnh về Ký kết và thực hiện điều ước Quốc tế của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (ban hành ngày 25-10-1989).

 Pháp lệnh Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (ban hành ngày 11-2-1989).

 Pháp lệnh Lực lượng cảnh sát nhân dân Việt Nam (ban hành ngày 11-2-1989).

 Pháp lệnh Sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh về Thuế nông nghiệp (ban hành ngày 11-2-1989).

 Pháp lệnh đê điều (ban hành ngày 16-11-1989).

 Pháp lệnh Hải quan (ban hành ngày 23-2-1990).

 Pháp lệnh Thanh tra (ban hành ngày 1-4-1990).

 Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (ban hành ngày 24-5-1990).

 Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính (ban hành ngày 24-5-1990).

 Pháp lệnh đo lường (ban hành ngày 16-7-1990).

 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Tổ chức Toà án quân sự (ban hành ngày 9-4-1990).

 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Tổ chức Viện kiểm sát quân sự (ban hành ngày 9-4-1990).

 Pháp lệnh Thuế tài nguyên (ban hành ngày 9-4-1990).

 Pháp lệnh Hợp đồng lao động (ban hành ngày 10-9-1990).

 Pháp lệnh Thừa kế (ban hành ngày 10-9-1990).

 Pháp lệnh Lãnh sự (ban hành ngày 24-11-1990).

 Pháp lệnh Trọng tài kinh tế (ban hành ngày 12-1-1990).

 Pháp lệnh Thuế nhà, đất (ban hành ngày l-7-1991).

 Pháp lệnh Chất lượng hàng hoá (ban hành ngày 2-1-1991).

 Pháp lệnh Nhà ở (ban hành ngày 6-4-1991).

 Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (ban hành ngày 7-1-1991).

 Pháp lệnh Hợp đồng dân sự (ban hành ngày 7-5-1991).

 Pháp lệnh Khiếu nại, tố cáo của công dân (ban hành ngày 7-5-1991).

 Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nước (ban hành ngày 8-11-1991).

 Pháp lệnh Bảo hộ lao động (ban hành ngày 19-9-1991).

 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Lực lượng Cảnh sát Nhân dân Việt Nam (ban hành ngày 19-9-1991).

 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh về Lực lượng An ninh Nhân dân Việt Nam (ban hành ngày 19-9-1991).

 Pháp lệnh Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam (ban hành ngày 29-2-1992).

QUỐC HỘI KHOÁ IX

(1992-1997)

Quốc hội khoá IX được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp năm 1992. Quốc hội khoá IX đã tiến hành đồng bộ và có hiệu quả các hoạt động nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ về lập pháp, về giám sát và về quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước, bảo đảm cho công cuộc đổi mới đạt được những thành tựu to lớn, đưa đất nước bước vào thời kỳ phát triển mới. Quốc hội khoá IX tiếp tục thể chế hoá cương lĩnh và chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội của đảng được đề ra từ đại hội đảng lần thứ VI và được đại hội đảng lần thứ VII khẳng định, tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới sâu sắc và toàn diện. Quốc hội đã phát huy vai trò của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Kỳ họp thứ nhất: Họp từ ngày 19-9 đến 8-10-1992, tại Hà Nội, Quốc hội đã bầu:

- Chủ tịch nước: Lê Đức Anh.

- Phó Chủ tịch nước: Nguyễn Thị Bình.

- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, gồm 18 thành viên;

- Chủ tịch Quốc hội: Nông Đức Mạnh.

- Thủ tướng Chính phủ: Võ Văn Kiệt.

- Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao: Phạm Hưng.

- Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao: Lê Thanh Đạo.

- Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội: Uỷ ban Pháp luật; Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách; Uỷ ban Quốc phòng và An ninh; Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; Uỷ ban về Các vấn đề xã hội; Uỷ ban Khoa học- Công nghệ và Môi trường; Uỷ ban đối ngoại.

- Đoàn Thư ký Kỳ họp Quốc hội; Trưởng Đoàn Thư ký: Vũ Mão.

Số liệu cơ bản:

Ngày bầu cử: 19-7-1992.

Tỷ lệ cử tri bỏ phiếu: 99,12% (37.195.592 người).

Tổng số đại biểu được bầu: 395

Thành phần đại biểu Quốc hội:

- Trong lĩnh vực công nghiệp: 19

- Trong lĩnh vực nông nghiệp: 58

- Trong các lực lượng vũ trang: 38

- Cán bộ chính trị: 43 .

- Cán bộ quản lý Nhà nước: 123

- Trong lĩnh vực nghệ thuật: 20

- Trong lĩnh vực giáo dục: 24

- Đảng viên: 862

- Ngoài Đảng: 83

- Phụ nữ: 73

- Dân tộc thiểu số: 66

- Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể: 59

- Tôn giáo: 7

- Có bằng đại học và trên đại học: 222

- Cán bộ ở Trung ương: 96

- Cán bộ ở địa phương: 299

Quốc hội đã thông qua 39 luật và bộ luật; Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua 41 pháp lệnh.

 Luật tổ chức Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (ban hành ngày 2-10-1992).

 Luật tổ chức Toà án nhân dân (ban hành ngày 10-10-1992).

 Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân (ban hành ngày 10-10-1992).

 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự (ban hành ngày 2-1-1993).

 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự (ban hành ngày 2-1-1993).

 Luật sửa đổi, bồ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (ban hành ngày 2-1-1993).

 Luật dầu khí (ban hành ngày 19-7-1993) .

 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế doanh thu (ban hành ngày 19-7-1993).

 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế lợi tức (ban hành ngày 19-7-1993).

 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (ban hành ngày 19-7-1993).

 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (ban hành ngày 19-7-1993).

 Luật Xuất bản (ban hành ngày 19-7-1993).

 Luật đất đai (ban hành ngày 24-7-1993).

 Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp (ban hành ngày 24-7-1993).

 Bộ luật Lao động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (ban hành ngày 5-7-1994).

 Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân (ban hành ngày 5-7-1994).

 Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (ban hành ngày 5-7-1994).

 Luật sửa đổi một số điều của Luật Công ty (ban hành ngày 5-7-1994).

 Luật sửa đổi một số điều của Luật Doanh nghiệp tư nhân (ban hành ngày 5-7-1994).

 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nghĩa vụ quân sự (ban hành ngày 5-7-1994).

 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (ban hành ngày 5- 7-1994).

 Luật Thuế chuyển quyền sử dụng đất (ban hành ngày 5-7-1994).

 Luật Bảo vệ môi trường (ban hành ngày 10-l-1994).

 Luật Phá sản doanh nghiệp (ban hành ngày 10-1-1994).

 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Toà án nhân dân (ban hành ngày 10-1-1994).

 Luật Doanh nghiệp Nhà nước (ban hành ngày 30-4-1995).

 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam (ban hành ngày 30-4-1995).

 Bộ luật Dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (ban hành ngày 9-11-1995).

 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Toà án nhân dân (ban hành ngày 9-11-1995).

 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế doanh thu (ban hành ngày 9-11-1995).

 Luật sửa đồi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (ban hành ngày 9-11-1995).

 Luật Hợp tác xã (ban hành ngày 3-4-1996).

 Luật Khoáng sản (ban hành ngày 3-4-1996).

 Luật Ngân sách Nhà nước (ban hành ngày 3-4-1996).

 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội (ban hành ngày 17-4-1997).

 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự (ban hành ngày 22-5-1997).

 Luật Thuế giá trị gia tăng (ban hành ngày 22-5-1997).

 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (ban hành ngày 22-5-1997).

 Luật Thương mại (ban hành ngày 23-5-1997).

 Pháp lệnh về Thuế nhà đất (ban hành ngày 10-8-1992).

 Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật (ban hành ngày 15-2-1993).

 Pháp lệnh Thú y (ban hành ngày 15-2-1993).

 Pháp lệnh Phòng chống lụt bão (ban hành ngày 20-3-1993).

 Pháp lệnh Thi hành án phạt tù (ban hành ngày 20-3-1993).

 Pháp lệnh Công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài (ban hành ngày 26-4-1993).

 Pháp lệnh Tổ chức Toà án quân sự (ban hành ngày 26-4-1993).

 Pháp lệnh Tổ chức Viện Kiểm sát quân sự (ban hành ngày 16-4-1993).

 Pháp lệnh Thi hành án dân sự (ban hành ngày 26-4-1993).

 Pháp lệnh về Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân (ban hành ngày 26-5-1993).

 Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân (ban hành ngày 26-5-1993).

 Pháp lệnh về Quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam (ban hành ngày 7-9-1993).

 Pháp lệnh về Hành nghề y dược tư nhân (ban hành ngày 13-1-1993).

 Pháp lệnh Hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài (ban hành ngày 15-12-1993).

 Pháp lệnh về Cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (ban hành ngày 15-12-1993).

 Pháp lệnh Bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự (ban hành ngày 3-6-1994).

 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Thuế nhà đất (ban hành ngày 3-6-1994).

 Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người thu nhập cao (ban hành ngày 3-6- 1994).

 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế (ban hành ngày 29-3-1994).

 Pháp lệnh Thuế bổ sung đối với hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp vượt quá hạn mức diện tích (ban hành ngày 29-3-1994).

 Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi (ban hành ngày 10-9-1994).

 Pháp lệnh Quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng” (ban hành ngày 10-9-1994).

 Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng (ban hành ngày 10-9-1994).

 Pháp lệnh Bảo hộ Quyền tác giả (ban hành ngày 10-12-1994).

 Pháp lệnh Bảo vệ công trình giao thông (ban hành ngày 10-12-1994).

 Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình khí tượng thuỷ văn (ban hành ngày 10-12-1994).

 Pháp lệnh về Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất (ban hành ngày 25-10-1994).

 Pháp lệnh về Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất tại Việt Nam (ban hành ngày 25-10-1994).

 Pháp lệnh sửa đổi điều 6, Pháp lệnh Lực lượng cảnh sát nhân dân (ban hành ngày 19-7-1995).

 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính (ban hành ngày 10-7-1995) . Pháp lệnh Công nhận và thi hành tại Việt Nam Quyết định của Trọng tài nước ngoài (ban hành ngày 27-9-1995).

 Pháp lệnh Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIVIAIDS) (ban hành ngày 12-6-1995).

 Pháp lệnh về Hàm, Cấp ngoại giao (ban hành ngày 12-6-1995).

 Pháp lệnh về Dân quân tự vệ (ban hành ngày 22-1-1996).

 Pháp lệnh về Giám sát và hướng dẫn của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, hướng dẫn và kiềm tra của Chính phủ đối với Hội đồng nhân dân (ban hành ngày 24-2-1996).

 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động (ban hành ngày 20-4-1996).

 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (ban hành ngày 3-6- 1996).

 Pháp lệnh về Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thế của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ở mỗi cấp (ban hành ngày 3-7-1996).

 Pháp lệnh An toàn và kiểm soát bức xạ (ban hành ngày 3-7-1996).

 Pháp lệnh sửa đổi một số điều của Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (ban hành ngày 18-2-1997).

 Pháp lệnh Bộ đội biên phòng (ban hành ngày 7-4-1997).

Các hiệp định, hiệp ước, công ước quốc tế đã phê chuẩn:

 Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam và Irắc (ban hành ngày 22-9-1992).

 Nghị quyết về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (ban hành ngày 23-6-1994).

 Quyết định phê chuẩn Hiệp định giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Hunggari về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế đánh vào thu nhập (ban hành ngày 15- 11-1994).

QUỐC HỘI KHOÁ X

(1997-2002)

Quốc hội khoá X là Quốc hội của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Quốc hội khoá X có trọng trách tiếp tục thể chế hoá cương lĩnh và chiến lược của Đảng; cụ thể hoá đường lối chính sách mà đại hội Đảng lần thứ VIII và lần thứ IX đề ra. Trong nhiệm kỳ 5 năm, Quốc hội khoá X tiếp tục xây dựng và hoàn thiện tổ chức của Quốc hội và đổi mới hoạt động lập pháp: Phân định phạm vi thẩm quyền lập pháp của Quốc hội, lập và quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, đổi mới thủ tục, trình tự ban hành văn bản quy phạm pháp luật, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi các Nghị quyết đại hội lần thứ VIII và đại hội lần thứ IX của Đảng, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Các luật, pháp lệnh Quốc hội thông qua đều đáp ứng yêu.cầu thực tiễn, tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết vấn đề bức xúc của cuộc sống và công cuộc phát triển đất nước, đảm bảo tính đồng bộ, hợp hiến, hợp pháp. Quốc hội đã chú trọng xây dựng và ban hành các luật, pháp lệnh về lĩnh vực kinh tế, tạo hành lang pháp lý thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế. Quốc hội khoá X tiến hành giám sát khá toàn diện việc thực hiện các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ 5 năm, nhiệm vụ hàng năm và nhiều vấn đề quan trọng khác: Quốc hội đã thực hiện hình thức giám sát đi sâu khảo sát theo chuyên đề; kết hợp giữa việc giám sát tại kỳ họp với các hoạt động giám sát trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội; giữa việc nghe báo cáo với việc cử đoàn đi địa phương, cơ quan sẽ làm việc với các Bộ, ngành, tổng công ty, nên hiệu quả hoạt động giám sát từng bước được nâng lên. Quốc hội đã xem xét, quyết định những chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh của đất nước những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và các hoạt động khác của công dân; dự toán ngân sách và phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước. Quốc hội khoá X đã đóng góp vào thành tựu của công cuộc đổi mới, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhất là trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Kỳ họp thứ nhất: Họp từ ngày 18-9 đến 29-9-1997, tại Hà Nội, Quốc hội đã bầu:

- Chủ tịch nước: Trần Đức Lương.

- Phó Chủ tịch nước: Nguyễn Thị Bình.

- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội gồm 14 thành viên.

- Chủ tịch Quốc hội: Nông Đức Mạnh.

(Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Văn An, được Quốc hội bầu ngày 27-6-2001 tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá X).

- Thủ tướng Chính phủ: Phan Văn Khải.

- Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao: Trịnh Hồng Dương.

- Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao: Hà Mạnh Trí.

- Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội: Uỷ ban Pháp luật; Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách; Uỷ ban Quốc phòng và An ninh; Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng; Uỷ ban Các vấn đề xã hội; Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Uỷ ban đối ngoại.

- Đoàn Thư ký kỳ họp Quốc hội; Trưởng đoàn Thư ký: Vũ Mão.

Số liệu cơ bản:

Ngày bầu cử: 20-7-1997

Tỷ lệ cử tri bỏ phiếu: 99,59% (43.493.661 người)

Tổng số đại biểu được bầu: 450

Thành phần đại biểu Quốc hội:

 Công nhân, nông dân, trí thức: 36

 Lực lượng vũ trang nhân dân: 55

 Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thề, nhân sĩ, tôn giáo: 91

 Đồng bào dân tộc thiểu số: 78

 Phụ nữ :118

 Trong lĩnh vực kinh tế, khoa học, pháp luật, văn hoá, giáo dục, y tế...105

 Có bằng đại học và trên đại học: 411

 Đảng viên: 382

 Ngoài Đảng: 68

 Cán bộ ở Trung ương: 134

 Cán bộ ở địa phương: 316

Quốc hội đã thông qua 31 luật và bộ luật; Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua 36 pháp lệnh.

 Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25-12-2001 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (ban hành ngày 7-1-2002).

 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (ban hành ngày 26-12-1997) Luật Các tổ chức tín dụng (ban hành ngày 26-12-1997).

 Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) (ban hành ngày l-6-1998) .

 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (ban hành ngày l-6-1998).

 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (ban hành ngày l-6-1998).

 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước (ban hành ngày l-6-1998).

 Luật Quốc tịch Việt Nam (ban hành ngày 1-6-1998).

 Luật Tài nguyên nước (ban hành ngày l-6-1998).

 Luật Khiếu nại, tố cáo (ban hành ngày 11-12-1998).

 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai (ban hành ngày 11-12- 1998).

 Luật Giáo dục (ban hành ngày ll-12-1998).

 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí (ban hành ngày 26- 6-1999).

 Luật Doanh nghiệp (ban hành ngày 26-6-1999).

 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (ban hành ngày 26-6-1999).

 Bộ luật Hình sự (ban hành ngày 4-1-2000).

 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (ban hành ngày 4-1-2000)

 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế chuyển quyền sử dụng đất (ban hành ngày 4-1-2000).

 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự (thông qua ngày 9-6-2000).

 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (ban hành ngày 22-6-2000)

 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí (ban hành ngày 22- 6-2000).

 Luật Phòng, chống ma tuý (ban hành ngày 22-12-2000).ã Luật Kinh doanh bảo hiểm (ban hành ngày 22-12-2000).

 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai (ban hành ngày 12-7-2001).

 Luật Giao thông đường bộ (ban hành ngày 12-7-2001).

 Luật Phòng cháy, chữa cháy (ban hành ngày 12-7-2001).

 Luật Di sản văn hoá (ban hành ngày 12-7-2001).

 Luật Hải quan (ban hành ngày 12-7-2001).

 Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi) (thông qua ngày 18-12-2001; ban hành ngày 7-1-2002).

 Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) (thông qua ngày 24-12-2001; ban hành ngày 7-1-2002).

 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội (ban hành ngày 7-l-2002).

 Luật Tổ chức Toà án Nhân dân (sửa đổi) (thông qua ngày 25-3-2002).

 Pháp lệnh Cán bộ, công chức (ban hành ngày 9-3-1998).

 Pháp lệnh Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (ban hành ngày 9-3-1998).

 Pháp lệnh Chống tham nhũng (ban hành ngày 9-3-1998).

 Pháp lệnh Lực lượng cảnh sát biển Việt Nam (ban hành ngày 7-4-1998).

 Pháp lệnh Thuế tài nguyên (sửa đổi) (ban hành ngày 28-4-1998).

 Pháp lệnh về Người tàn tật (ban hành ngày 8-8-1998).

 Pháp lệnh về Ký kết và thực hiện Điều ước quốc tế (ban hành ngày 24-8-1998).

 Pháp lệnh sửa đổi điều 21 của Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương bình, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng (ban hành ngày 11-12-1998).

 Pháp lệnh về Tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở (ban hành ngày 5- 1-1999).

 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (ban hành ngày 5-l-1999).

 Pháp lệnh Du lịch (ban hành ngày 20-2-1999).

 Pháp lệnh Phát hành công trái xây dựng To quốc (ban hành ngày 8-5-1999).

 Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (ban hành ngày 8-5-1999).

 Pháp lệnh sửa đổi một số điều của Pháp lệnh Thuế Thu nhập đối với người có thu nhập cao (ban hành ngày 6-7-1999).

 Pháp lệnh Nghĩa vụ lao động công ích (ban hành ngày 16-9-1999).ãPháp lệnh đo lường (ban hành ngày 18-10-1999).

 Pháp lệnh Thương phiếu (ban hành ngày 4-1-2000).

 Pháp lệnh Chất lượng hàng hoá (ban hành ngày 4-1-2000).

 Pháp lệnh sửa đổi, bồ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức (ban hành ngày 12-5-2000).

 Pháp lệnh sửa đồi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Chống tham nhũng (ban hành ngày 12-5-2000).

 Pháp lệnh Người cao tuổi (ban hành ngày 12-5-2000).

 Pháp lệnh Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (ban hành ngày 12-5-2000).

 Pháp lệnh sứa đổi điều 18 của Pháp lệnh Tổ chức Toà án quân sự (ban hành ngày l-8-2000).

 Pháp lệnh đê điều (ban hành ngày 7-9-2000).

 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão (ban hành ngày 7-9-2000).

 Pháp lệnh Thể dục thể thao (ban hành ngày 9-10-2000).

 Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội (ban hành ngày 11-1-2001).

 Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nước (ban hành ngày 11-1-2001).

 Pháp lệnh Thư viện (ban hành ngày 11-1-2001).

 Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi (ban hành ngày 15-4-2001).

 Pháp lệnh Lưu trữ quốc gia (ban hành ngày 15-4-2001).

 Pháp lệnh Thuế Thu nhập đối với người có thu nhập cao (ban hành ngày 31-5-2001).

 Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật (ban hành ngày 8-8-2001).ã Pháp lệnh Luật sư (ban hành ngày 8-8-2001).

 Pháp lệnh phí và lệ phí (ban hành ngày 11-9-2001).

 Pháp lệnh Quảng cáo (ban hành ngày 30-11-2001).

Các hiệp định, hiệp ước, công ước quốc tế đã phê chuẩn:

 Nghị quyết số 36/2000/QH1O về việc phê chuẩn "Hiệp ước biên giới đất liền giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa" (thông qua ngày 9-6-2000).

 Hiệp định giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoà Kỳ về quan hệ thương mại (ban hành ngày 4-12-2001).

QUỐC HỘI KHOÁ XI

(2002 - 2007)

Cuộc bầu cử Quốc hội khoá XI đã đạt được thắng lợi to lớn và thành công tốt đẹp; đảm bảo dân chủ, đúng pháp luật, an toàn và tiết kiệm.

Thành công của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XI thể hiện ý thức chính trị, trách nhiệm công dân, trình độ dân trí, sinh hoạt dân chủ trong xã hội có bước tiến bộ rõ rệt, khẳng định tinh thần yêu nước và cách mạng, niềm tin của nhân dân vào sự nghiệp lãnh đạo của Đảng và thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Quốc hội khoá XI là Quốc hội đầu tiên trong thiên niên kỷ mới. Nhiệm kỳ Quốc hội khoá XI diễn ra trong bối cảnh công cuộc đổi mới của đất nước được triển khai một cách toàn diện, mạnh mẽ nhằm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Quốc hội đã quyết định những nhiệm vụ trọng tâm là: phấn đấu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả, tính bền vững, chất lượng tăng trưởng và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, triển khai thực hiện có hiệu quả các cam kết gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác vì lợi ích của dân tộc. Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc; giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện môi trường. Kiện toàn tổ chức và chức năng, nhiệm vụ bộ máy nhà nước các cấp, đáp ứng các mục tiêu cải cách hành chính và hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Kỳ họp thứ nhất đã bầu:

- Chủ tịch: Nguyễn Văn An, 3 Phó Chủ tịch Quốc hội và 9 thành viên khác của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

- Quốc hội thành lập Hội đồng Dân tộc và 7 Uỷ ban của Quốc hội: Uỷ ban Pháp luật; Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách; Uỷ ban Văn hoá Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng; Uỷ ban các vấn đề xã hội; Uỷ ban Khoa học, công nghệ và môi trường; Uỷ ban Quốc phòng và an ninh và Uỷ ban đối ngoại.

Để thực hiện tốt hơn nữa các nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã họp quyết định thành lập 3 cơ quan chuyên môn trực thuộc là Ban công tác lập pháp, Ban công tác đại biểu và Ban dân nguyện.

Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XI: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, Chủ tịch nước Trần Đức Lương và Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã có đơn xin từ nhiệm. Quốc hội đã đồng ý miễn nhiệm và bầu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội giữ chức Chủ tịch Quốc hội; đồng chí Nguyễn Minh Triết, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh giữ chức Chủ tịch nước; đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ giữ chức Thủ tướng Chính phủ. Quốc hội cũng phê chuẩn các ông Nguyễn Sinh Hùng và Trương Vĩnh Trọng giữ chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ. Ông Phạm Gia Khiêm, Phó Thủ tướng Chính phủ được phê chuẩn kiêm chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; ông Phùng Quang Thanh giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; ông Hồ Nghĩa Dũng giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải; ông Lê Doãn Hợp giữ chức Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin; ông Vũ Văn Ninh giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính và ông Nguyễn Thiện Nhân giữ chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; ông Trần Văn Truyền giữ chức Tổng Thanh tra Chính phủ; ông Vương Đình Huệ, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Tổng kiểm toán Nhà nước được Quốc hội bầu giữ chức Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Số liệu cơ bản:

Ngày bầu cử: 19-5-2002

Tổng số đại biểu được bầu: 498

Thành phần đại biểu Quốc hội:

 Công nhân: 2

 Nông dân: 6

 Lực lượng vũ trang nhân dân: 55

 Trong lĩnh vực doanh nghiệp: 25

 Đại biểu tự ứng cử: 2

 Đại biểu chuyên trách: 118

 Đảng viên: 447

 Ngoài Đảng: 51

 Dân tộc thiểu số: 86

 Phụ nữ: 136

 Tôn giáo: 7

Quốc hội đã thông qua 82 luật và bộ luật, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua 29 pháp lệnh

 Luật Ngân sách Nhà nước (được thông qua ngày 16-12-2002) đã sửa đổi cơ bản Luật Ngân sách Nhà nước năm 1996.

 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (được thông qua ngày 16-2-2002).

 Luật Thống kê (được thông qua ngày 17-6-2003).

 Luật Kế toán (được thông qua ngày 17-6-2003).

 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội (được thông qua ngày 17-6-2003).

 Luật biên giới quốc gia (được thông qua ngày 17-6-2003).

 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế giá trị gia tăng (được thông qua ngày 17-6-2003).

 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế tiêu thụ đặc biệt (được thông qua ngày 17-6-2003).

 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (được thông qua ngày 17-6-2003).

 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật ngân hàng nhà nước Việt Nam (được thông qua ngày 17-6-2003).

 Bộ luật Tố tụng hình sự (được thông qua ngày 26-11-2003).

 Luật Đất đai (được thông qua ngày 26-11-2003).

 Luật Doanh nghiệp Nhà nước (được thông qua ngày 26-11-2003).

 Luật Hợp tác xã (được thông qua ngày 26-11-2003).

 Luật Xây dựng (được thông qua ngày 26-11-2003).

 Luật Thuỷ sản (được thông qua ngày 26-11-2003).

 Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân (được thông qua ngày 26-11-2003).

 Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân (được thông qua ngày 26-11-2003).

 Luật Thi đua khen thưởng (được thông qua ngày 26-11-2003).

 Luật phá sản (được thông qua ngày 15-06-2004).

 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng (được thông qua ngày 15-06-2004).

 Luật thanh tra (được thông qua ngày 15-06-2004).

 Luật giao thông đường thuỷ nội địa (được thông qua ngày 15-06-2004).

 Bộ luật tố tụng dân sự (được thông qua ngày 15-06-2004).

 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em (được thông qua ngày 15-06-2004).

 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo (được thông qua ngày 15-06-2004).

 Luật cạnh tranh (được thông qua ngày 03-12-2004).

 Luật điện lực (được thông qua ngày 03-12-2004).

 Luật bảo vệ và phát triển rừng (được thông qua ngày 03-12-2004).

 Luật xuất bản (được thông qua ngày 03-12-2004).

 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân (được thông qua ngày 03-12-2004).

 Luật an ninh quốc gia (được thông qua ngày 03-12-2004).

 Bộ luật dân sự (được thông qua ngày 14-06-2005).

 Luật dược (được thông qua ngày 14-06-2005).

 Luật đường sắt (được thông qua ngày 14-06-2005).

 Luật thương mại (được thông qua ngày 14-06-2005).

 Luật kiểm toán (được thông qua ngày 14-06-2005).

 Luật giáo dục (được thông qua ngày 14-06-2005).

 Luật quốc phòng (được thông qua ngày 14-06-2005).

 Bộ luật hàng hải Việt Nam (được thông qua ngày 14-06-2005).

 Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế (được thông qua ngày 14-06-2005).

 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hải quan (được thông qua ngày 14-06-2005).

 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nghĩa vụ quân sự (được thông qua ngày 14-06-2005).

 Luật du lịch (được thông qua ngày 14-06-2005).

 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (được thông qua ngày 14-06-2005).

 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khoáng sản (được thông qua ngày 14-06-2005).

 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng (được thông qua ngày 14-06-2005).

 Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (được thông qua ngày 29-11-2005).

 Luật các công cụ chuyển nhượng (được thông qua ngày 29-11-2005).

 Luật sở hữu trí tuệ (được thông qua ngày 29-11-2005).

 Luật giao dịch điện tử (được thông qua ngày 29-11-2005).

 Luật bảo vệ môi trường (được thông qua ngày 29-11-2005).

 Luật thanh niên (được thông qua ngày 29-11-2005).

 Luật công an nhân dân (được thông qua ngày 29-11-2005).

 Luật phòng, chống tham nhũng (được thông qua ngày 29-11-2005).

 Luật nhà ở (được thông qua ngày 29-11-2005).

 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng và Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (được thông qua ngày 29-11-2005).

 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo (được thông qua ngày 29-11-2005).

 Luật đầu tư (được thông qua ngày 29-11-2005).

 Luật doanh nghiệp (được thông qua ngày 29-11-2005).

 Luật đấu thầu (được thông qua ngày 29-11-2005).

 Luật điện ảnh (được thông qua ngày 29-06-2006).

 Luật kinh doanh bất động sản (được thông qua ngày 29-06-2006).

 Luật phòng, chống virut gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) (được thông qua ngày 29-06-2006).

 Luật luật sư (được thông qua ngày 29-06-2006).

 Luật hàng không dân dụng Việt Nam (được thông qua ngày 29-06-2006).

 Luật công nghệ thông tin (được thông qua ngày 29-06-2006).

 Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (được thông qua ngày 29-06-2006).

 Luật trợ giúp pháp lý (được thông qua ngày 29-06-2006).

 Luật chứng khoán (được thông qua ngày 29-06-2006).

 Luật bảo hiểm xã hội (được thông qua ngày 29-06-2006).

 Luật người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng (được thông qua ngày 29-11-2006).

 Luật bình đẳng giới (được thông qua ngày 29-11-2006).

 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLLĐ (được thông qua ngày 29-11-2006).

 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người (được thông qua ngày 29-11-2006).

 Luật dạy nghề (được thông qua ngày 29-11-2006).

 Luật thể dục, thể thao (được thông qua ngày 29-11-2006).

 Luật Quản lý thuế (được thông qua ngày 29-11-2006).

 Luật Đê điều (được thông qua ngày 29-11-2006).

 Luật chuyển giao công nghệ (được thông qua ngày 29-11-2006).

 Luật cư trú (được thông qua ngày 29-11-2006).

 Luật công chứng (được thông qua ngày 29-11-2006).

 Pháp lệnh sửa đổi điều 22 và điều 23 của Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng (được thông qua ngày 04-10-2002).

 Pháp lệnh thẩm phán và hội thẩm Toà án nhân dân (được thông qua ngày 04-10-2002).

 Pháp lệnh kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân (được thông qua ngày 04-10-2002).

 Pháp lệnh tổ chức Toà án quân sự (được thông qua ngày 04-11-2002).

 Pháp lệnh tổ chức Viện kiểm sát quân sự sự (được thông qua ngày 04-11-2002).

 Pháp lệnh dân số (được thông qua ngày 12-01-2003).

 Pháp lệnh hành nghề Y dược tư nhân (được thông qua ngày 25-02-2003).

 Pháp lệnh trọng tài thương mại (được thông qua ngày 25-02-2003).

 Pháp lệnh động viên công nghiệp (được thông qua ngày 25-02-2003).

 Pháp lệnh phòng chống mại dâm (được thông qua ngày 17-03-2003).

 Pháp lệnh sửa đổi một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức (được thông qua ngày 29-04-2003).

 Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm (được thông qua ngày 26-07-2003).

 Pháp lệnh thi hành án dân sự (được thông qua ngày 14-01-2004).

 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (được thông qua ngày 24-03-2004).

 Pháp lệnh giống cây trồng (được thông qua ngày 24-03-2004).

 Pháp lệnh giống vật nuôi (được thông qua ngày 24-03-2004).

 Pháp lệnh dự trữ quốc gia (được thông qua ngày 29-04-2004).

 Pháp lệnh thú y (được thông qua ngày 29-04-2004).

 Pháp lệnh dân quân tự vệ (được thông qua ngày 29-04-2004).

 Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam (được thông qua ngày 29-04-2004).

 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (được thông qua ngày 18-06-2004).

 Pháp lệnh chống trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam (được thông qua ngày 20-08-2004).

 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự (được thông qua ngày 20-08-2004).

 Pháp lệnh giám định tư pháp (được thông qua ngày 29-09-2004).

 Pháp lệnh cảnh vệ (được thông qua ngày 02-04-2005).

 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (được thông qua ngày 29-06-2005).

 Pháp lệnh cựu chiến binh (được thông qua ngày 07-10-2005).

 Pháp lệnh ngoại hối (được thông qua ngày 13-12-2005).

 Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (được thông qua ngày 05-04-2006).

 Pháp lệnh sửa đổi Điều 9 của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự (được thông qua ngày 15-12-2006).

NHỮNG ĐIỀU CỬ TRI CẦN BIẾT

VỀ QUỐC HỘI VÀ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI

* Vị trí, chức năng của Quốc hội:

Được Hiến pháp năm 1992 xác định như sau: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.

Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.

* Đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn cơ bản sau đây:

1. Tham gia các phiên họp toàn thể của Quốc hội, các cuộc họp của Tổ đại biểu Quốc hội, của Đoàn đại biểu Quốc hội; thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội.

2. Trình dự án luật, kiến nghị về luật ra trước Quốc hội, dự án pháp lệnh ra trước Uỷ ban Thường vụ Quốc hội theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định.

3. Chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

4. Kiến nghị với Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu và phê chuẩn.

5. Liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thường xuyên tiếp xúc với cử tri, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri với Quốc hội và cơ quan Nhà nước hữu quan. Ngoài ra, đại biểu Quốc hội coàn có các nhiệm vụ, quyền hạn khác được quy định cụ thể trong Luật tổ chức Quốc hội.

* Ý nghĩa chính trị của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XII:

Đó là ngày hội lớn để nhân dân phát huy quyền làm chủ của mình, trực tiếp lựa chọn những đại biểu xứng đáng, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của mình tại cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

Quốc hội có vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn rất quan trọng trong hệ thống chính trị. Hiệu quả hoạt động của Quốc hội được đánh giá bởi chất lượng của đại biểu Quôc hội. Do đó, việc lựa chọn để bầu ra những đại biểu xứng đáng sẽ có ý nghĩa lớn đối với việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Từ đó góp phần quan trọng trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

* Bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân:

Bầu cử là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp, pháp luật quy định, bảo đảm cho mọi công dân có đủ điều kiện thực hiện lựa chọn người người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước.

Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhân dân tổ chức ra Nhà nước bằng cách bầu ra các cơ quan quyền lực nhà nước. Do đó, bầu cử vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của công dân. Vì, thông qua bầu cử, nhân dân trực tiếp bỏ phiếu tín nhiệm bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ cảu mình, để thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước; thông qua bầu cử mà nhân dân góp phần tham gia việc thiết lập ra bộ máy nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý xã hội.

* Nguyên tắc "phổ thông đầu phiếu":

Trong bầu cử có nội dung bảo đảm để mọi công dân không phân biệt dân tộc, nam, nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền tham gia bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội theo quy định của pháp luật.

Yêu cầu của nguyên tắc này là Nhà nước phải đảm bảo để bầu cử thực sự trở thành một cuộc sinh hoạt chính trị rộng lớn, tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền bầu cử của mình, bảo đảm tính dân chủ, công khai và sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp nhân dân trong bầu cử.

Luật bầu cử đại biểu Quốc hội quy định:

Ngày bầu cử phải là ngày chủ nhật, được Uỷ ban thường vụ Quốc hội ấn định và công bố chậm nhất là một trăm lẻ năm ngày trước ngày bầu cử;

Các tổ chức phụ trách bầu cử được thành lập công khai, có sự tham gia của các đại diện các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và đoàn thể nhân dân;

Thời gian bỏ phiếu được quy định thống nhất trong cả nước từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối( trừ những trường hợp đặc biệt theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội);

Mọi công dân cư trú thường xuyên hoặc tạm trú đều được ghi vào danh sách cử tri;

Danh sách cử tri được niêm yết công khai chậm nhất là ba mươi ngày, trước ngày bầu cử;

Danh sách những người vừa ứng cử cũng được lập và niêm yết công khai chậm nhất là hai mươi lăm ngày trước ngày bầu cử để cử tri tìm hiểu và lựa chọn;

Phải có quá nửa số cử tri ghi tên trong danh sách của đơn vị đi bỏ phiếu thì cuộc bầu cử mới có giá trị; việc kiểm phiếu phải được tiến hành công khai có sự chứng kiến của đại diện cử tri, đại diện người ứng cử và đại diện các cơ quan thông tin báo chí.

* Nguyên tắc "bình đẳng trong bầu cử":

Là nguyên tắc nhằm đảm bảo để cho mọi công dân đều có cơ hội ngang nhau tham gia bầu cử, nghiêm cấm mọi sự phân biệt dưới bất cứ hình thức nào. Nguyên tắc này được thể hiện trong các quy định của pháp luật về quyền bầu cử và ứng cử của công dân:

Mỗi cử tri chỉ đc ghi tên vào danh sách cử tri ở một nơi cư trú:

Mỗi người chỉ được ghi tên ứng cử ở một đơn vị bầu cử;

Mỗi cử tri được bỏ phiếu một phiếu bầu.

Nguyên tắc bình đẳng còn đòi hỏi phải có sự phân bổ hợp lý cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu Quốc hội để bảo đảm tiếng nói đại diện của các vùng, miền, địa phương, các tầng lớp xã hội, các dân tộc thiểu số và phụ nữ phải có tỷ lệ đại biểu thích đáng trong Quốc hội.

* Nguyên tắc "bầu cử trực tiếp":

Có nghĩa là công dân trực tiếp thể hiện ý chí của mình qua lá phiếu, công dân trực tiếp bầu ra đại biểu của mình chứ không qua một cấp đại diện cử tri nào. Nguyên tắc bầu cử trực tiếp đòi hỏi cử tri không đựoc nhờ người bầu hộ, bầu thay hoặc bằng cách gửi thư. Cử tri tự bỏ phiếu bầu vào hòm phiếu. Trường hợp cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải đảm bảo phiếu bầu của cử tri; nếu cử tri vì tàn tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.

Trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, tàn tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở của cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và bầu.

* Nguyên tắc "bỏ phiếu kín":

Để đảm bảo khánh quan trong việc lựa chọn của cử tri, việc bầu cử Quốc hội được tiến hành bằng cách bỏ phiếu kín. Theo nguyên tắc này, cử tri bầu ai đều được đảm bảo bí mật. Khi cử tri viết phiếu bầu không ai được đến gần, kể cả cán bộ, nhân viên các tổ chức phụ trách bầu cử; không ai được biết và can thiệp vào việc viết phiếu bầu của cử tri. Cử tri viết phiếu bầu trong phòng kín và bỏ phiếu vào hòm phiếu.

* Quyền bầu cử:

Là một quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp. Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không phân biệt dân tộc, nam, nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền đi bầu cử, người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật, người đang phải chấp hành hình phạt tù, người đang bị tạm giam, và người mất năng lực hành vi dân xự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri để đi bầu cử.

Tuy nhiên, Luật bầu cử Quốc hội cũng quy định người bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật, người người mất năng lực hành vi dân sự nếu đến trước thời điểm bỏ phiếu 24 giờ được khôi phục lại quyền bầu cử, được trả tự do hoặc cơ quan có thẩm quyền xác nhận không còn trong tình trạng mất năng lực hành vi dân sự thì có quền được bổ sung vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri. Ngược lại, người có tên trong danh sách cử tri mà đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị toà án tước quyền bầu cử, phải chấp hành hình phạt tù, bị bắt giam hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự, thì uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xoá tên người đó trong danh sách cử tri và thu hồi thẻ cử tri.

* Quyền ứng cử:

Là một quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp. Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ hai mươi tuổi trở lên có quyền ứng cử. Để được bầu làm đại biểu Quốc hội, người ứng cử còn phải bảo đảm những tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội. Cử tri căn cứ vào các tiêu chuẩn này để lực chọn bầu các đại biểu Quốc hội.

* Cách tính tuổi để ghi vào danh sách cử tri:

Tuổi để thực hiện quyền bầu cử và ứng cử và ứng cử của công dân được tính từ ngày, tháng, năm sinh ghi trong Giấy khai sinh đến ngày bầu cử đại biểu Quốc hội đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội ấn định. Trường hợp không có giấy khai sinh thì căn cứ vào sổ hộ khẩu hoặc Giấy chứng minh nhân dân để tính tuổi thực hiện quyền bầu cử, ứng cử.

Mỗi tuổi tròn được tính từ ngày, tháng, năm sinh( dương lịch) của năm trước đến ngày, tháng năm sinh( dương lịch) của năm sau.

Trường hợp không xác định được ngày, tháng, năm sinh thì lấy ngày 01 của tháng sinh làm căn cứ để xác định tuổi thực hiện quyền bầu cử và ứng cử. Trường hợp không xác định được ngày sinh và tháng sinh thì lấy ngày 01 tháng01 của năm sinh làm căn cứ xác định quyền bầu cử và ứng cử.

* Danh sách cử tri:

Là cơ sở pháp lý để cư tri nhận thẻ cử tri, thực hiện quyền bầu cử của mình. Vì vậy, pháp luật quy định rất chặt chẽ về việc lập danh sách cử tri.

Mỗi cử tri chỉ được ghi tên vào danh sách cư tri ở một nơi mình thường trú hoặc cư trú. Quy định như vậy nhằm đảm bảo để tất cả các cử tri đều được quyền bầu cử. Mặt khác, nhằm đảm bảo sự bình đẳng trong bầu cử. Không ai có thể đi bỏ phiếu ở nhiều nơi.

Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ ngghĩa Việt Nam không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, đủ mười tám tuổi trở lên, đang cư trú tại nơi mình có hộ khẩu thường trú và không thuộc các trường hợp không được ghi tên vào danh sách cử tri tại xã, phường, thị trấn nơi đã đăng ký thường trú và bầu cử Quốc hội tại nơi đó.

Trong thời hạn lập danh sách cử tri, những người chưa có hộ khẩu thường trú có giấy chứng nhận chuyển đi của cơ quan có thẩm quyền ở nơi cư trú cũ thì được ghi tên vào danh sách cử tri tại nơi cư trú mời để tham gia bầu cử.

Trường hợp người tạm vắng khỏi nơi cư trú để đi lao động, làm ăn hoặc vì lý do khác, nếu đã đăng ký tạm trú từ sáu tháng trở lên ở nơi cư trú mới thì được ghi tên vào danh sách cử tri tại địa phương nơi cư trú mới để thực hiện quyền bầu cử.

Trường hợp người tạm vắng khỏi nơi cư trú để đi thăm người thân, đi du lịch hoặc vì lý do khác thì ghi tên vào danh sách cử tri nơi đăng ký hộ khẩu thường trú để thực hiện quyền bầu cử.

Sinh viên, học sinh, học viên có hộ khẩu tạm trú tại các trường chuyên nghiệp, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp và quân nhân ở các đơn vị vũ trang nhân dân được ghi tên vào danh sách cử tri ở nơi học tập, công tác hoặc nơi đóng quân để tham gia bầu cử.

Quân nhân có hộ khẩu thường trú tại địa phương( gần nơi đóng quân) có thể được Thủ trưởng đợn vị cấp giấy chứng nhận để ghi tên vào danh sách cử tri tham gia bỏ phiếu bầu cử tại nơi cư trú.

Kể từ ngày niêm yết danh sách cử tri cho đến ngày bỏ phiếu, cán bộ, công chức nhà nước, cán bộ, chiến sĩ thuộc đơn vị vũ trang nhân dân đang đi công tác và những người di cư tự do, đi lao động, làm công, làm công, đi thăm người thân, đi du lịch ở nơi nào thì xuất trình thẻ cử tri do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thi trấn ( sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân xã) nơi cư trú cấp hoặc giấy chứng nhận “đi bỏ phiếu nơi khác” do chỉ huy đơn vị vũ trang nhân dân cấp tại Uỷ ban nhân dân xã nơi mới đến để được ghi tên bổ sung vào danh sách cử tri và tham gia bỏ phiếu ở nơi đó; nếu họ có thẻ cử tri hoặc giấy chứng nhận “đi bỏ phiếu nơi khác” thì Uỷ ban nhân dân xã phải yêu cầu những người này liên hệ với Uỷ ban nhân dân hoặc chỉ huy đơn vị nơi lập danh sách cử tri trước ngày niêm yết danh sách cử tri để nhận thẻ cử tri hoặc giấy chứng nhận “đi bỏ phiếu nơi khác” để được bầu cử ở nơi mới đến.

Công dân Việt Nam công tác, lao động, học tập, du lịch, thăm người thân hoặc định cư ở nước người trở về Việt Nam trong khoảng thời gian từ sau khi danh sách cử tri đã được công bố đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu hai mươi bốn giờ, thì đến Uỷ ban nhân dân xã nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú xuất trình Hộ chiếu có ghi quốc tịch Việt Nam để được ghi tên vào danh sách cử tri và nhận thể cử tri.

* Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc kiến nghị về danh sách cử tri:

Khi điều tra danh sách cử tri, nếu thấy có sai sót thì trong thời hạn hai mươi ngày kể từ ngày niêm yết, mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo hoặc kiến nghị, cơ quan lập danh sách cử tri giải quyết và thông báo cho người khiếu nại, tố cáo hoặc kiến nghị đó. Trong thời hạn ba ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, tố cáo hoặc kiến nghị, cơ quan lập danh sách cử tri phải giải quyết và thông báo cho người khiếu nại, tố cáo hoặc kiến nghị biết kết quả giải quyết.

Trong trường hợp người khiếu nại, tố cáo hoặc kiến nghị không đồng ý về cách giải quyết của cơ quan lập danh sách cử tri thì có quyền khiếu nại lên Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Trong thời hạn năm ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, tố cáo hoặc kiến nghị, Toà án phải giải quyết xong. Quyết định của Toà án là quyết định cuối cùng.

KHẨU HIỆU BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHOÁ XII

- Cử tri cả nước tích cực tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XII!

- Nhiệt liệt chào mừng ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XII - ngày 20 tháng 5 năm 2007!

- Bầu cử đại biểu Quốc hội là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân!

- Bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XII dân chủ, đúng luật, an toàn, tiết kiệm!

- Sáng suốt lựa chọn những người có đủ đức, tài bầu vào Quốc hội khoá XII!

- Bầu cử đại biểu Quốc hội là trực tiếp góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân!

- Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thi đua lập thành tích chào mừng cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XII!

- Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm!

- Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam muôn năm!

- Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta!

Nguồn www.baucukhoa13.quochoi.vn