Ơi con sông đã tắm cả đời tôi
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ
(Tế Hanh)
1. Nếu có khi nào bạn hỏi, tôi sẽ không phân vân mà trả lời rằng, với tôi hình ảnh quê nhà đã đi vào tiềm thức từ những ngày thơ bé là hình ảnh ngôi nhà tranh mái lá đơn sơ có khu vườn nhỏ xinh của ông bà ngoại và dòng sông Dinh đang ngày đêm xuôi dòng về biển lớn. Thưa rằng, đúng ra đó là đoạn cuối của dòng sông Cái khi ngang qua Tp.Phan Rang- Tháp Chàm. Sông Dinh. Hình như nhiều nơi trên đất nước mình có nhiều sông Dinh vì khi chảy ngang qua phố phường (dinh thự, phố xá,…) sông được gọi như vậy cho phù hợp dù trước đó nó có thể mang cái tên khác (Ví dụ: sông Dinh ở Phú Yên, Khánh Hòa, Vũng Tàu,…). Mà thôi, mấy lời “trần tình” như vậy cũng là cái cớ để tôi nhớ về một dòng sông đang lưu giữ tuổi thơ cùng với biết bao kỷ niệm đẹp đẽ và hồn nhiên của riêng tôi tự những tháng ngày xa ngái.
Chiều về sông Dinh.Ảnh: Văn Miên
Tôi làm sao quên ngôi làng nhỏ ấy. Ba mẹ tôi đã sinh ra nơi này và tình yêu của họ đã tạo nên tôi. Sau này khi nhớ lại quãng thời niên thiếu ấy tôi mới nghiệm ra một điều, không phải lúc nào cuộc sống đủ đầy và suôn sẻ cũng đem lại cho con người hạnh phúc. Hạnh phúc chỉ có được khi người ta được sống trong tình yêu thương, bình an và thanh thản. Làm sao tôi quên được những khuôn mặt lam lũ của ông bà ngoại tôi, của cha mẹ tôi và rất nhiều bà con trong làng. Thời gian nông nhàn hay những ngày mưa phùn gió bấc, người làng ra sông Dinh cào con dắt, con hến và rất nhiều loại ốc. Ngày đó, khi rừng đầu nguồn còn xanh tốt, mưa thuận gió hòa nên trữ lượng và lưu lượng nước sông luôn dồi dào và điều độ. Thêm nữa khi sự khai thác của con người chưa thái quá nên sông quê cho rất nhiều sản vật. Con dắt, con hến đem ngâm sạch rồi luộc, lấy nước dầm trái me chín hay vò nắm lá me non hái trong vườn, gia thêm muỗng mắm ngon thành ra tô canh thơm ngon, bổ dưỡng. Còn muốn bắt cá thì có nhiều cách: giăng lưới bén, cắm câu, đi nơm, …nhưng hiệu quả và nhanh gọn nhất là đi soi. Dụng cụ chỉ là chiếc đèn măng-sông thắp bằng dâu hỏa, sau này người ta dùng đèn điện thắp bằng bình ăc-quy. Ban đêm, nhất là những đêm trời tối và lặng gió mặt sông chỉ gợn sóng lăn tăn, ánh đèn soi rõ từng con cá, con cua. Chỉ cần nhanh tay và khóe léo một chút là có thể dùng nơm hay vợt mà bắt. Cá sông Dinh không phong phú về chủng loại nhưng là loại cá nước ngọt như cá lóc, cá chép, cá măng, cá căn, cá đục, ngoài ra còn có cá nước lợ (nước chè hai, vì là đoạn sông giáp với cửa biển Đông Hải) như cá bống, cá cháo, cá đối, cá móm,…nên thịt cá rất thơm ngọt. Cá bắt được đem về kho tiêu, nấu canh chua, nướng ,.. Ôi chao, món nào cũng ngon, cũng đậm đà hương vị bởi mâm cơm còn líu ríu tiếng trẻ con và rộn ràng câu chuyện của ông bà, cha mẹ. Người quê tôi sống nhờ đồng, nhờ sông. Sông như người bạn thủy chung chỉ biết cho mà chưa bao giờ mặc cả! Và tôi biết chắc một điều bạn cũng như tôi, trong tim mình ai cũng có một dòng sông thương nhớ!
2. Mới đó mà hơn nửa đời người. Tóc xanh giờ đã phai màu mà sao sông quê cứ hồn nhiên tuổi lên năm, lên bảy. Nào ai biết sông như lòng mẹ, luôn nhận về mình tất thảy mọi dâu bể, tai ương. Sông oằn mình đi suốt nhiều mùa bão giông, sông khát lòng và đau đáu nguồn xưa qua rất nhiều lần hạn hán để một sớm bình yên sông đem trả cho con người từng ngụm nước ngọt mát và từng hạt phù sa bồi đắp bãi bờ. Nào riêng gì tôi, người quê tôi biết ơn và chung thủy với sông. Cho đến một ngày xa quê, ta mới thấm thía nỗi niềm xứ sở.
Đôi chân ta đi sông còn ở lại (Trịnh Công Sơn). Mọi buồn vui, thành đạt hay va vấp trong đời xin cứ cứ gửi vào sông. Sông Dinh là chứng nhân mà cũng là biên niên sử của mỗi người quê tôi n1. Nếu có khi nào bạn hỏi, tôi sẽ không phân vân mà trả lời rằng, với tôi hình ảnh quê nhà đã đi vào tiềm thức từ những ngày thơ bé là hình ảnh ngôi nhà tranh mái lá đơn sơ có khu vườn nhỏ xinh của ông bà ngoại và dòng sông Dinh đang ngày đêm xuôi dòng về biển lớn. Thưa rằng, đúng ra đó là đoạn cuối của dòng sông Cái khi ngang qua Tp.Phan Rang- Tháp Chàm. Sông Dinh. Hình như nhiều nơi trên đất nước mình có nhiều sông Dinh vì khi chảy ngang qua phố phường (dinh thự, phố xá,…) sông được gọi như vậy cho phù hợp dù trước đó nó có thể mang cái tên khác (Ví dụ: sông Dinh ở Phú Yên, Khánh Hòa, Vũng Tàu,…). Mà thôi, mấy lời “trần tình” như vậy cũng là cái cớ để tôi nhớ về một dòng sông đang lưu giữ tuổi thơ cùng với biết bao kỷ niệm đẹp đẽ và hồn nhiên của riêng tôi tự những tháng ngày xa ngái.
Tôi làm sao quên ngôi làng nhỏ ấy. Ba mẹ tôi đã sinh ra nơi này và tình yêu của họ đã tạo nên tôi. Sau này khi nhớ lại quãng thời niên thiếu ấy tôi mới nghiệm ra một điều, không phải lúc nào cuộc sống đủ đầy và suôn sẻ cũng đem lại cho con người hạnh phúc. Hạnh phúc chỉ có được khi người ta được sống trong tình yêu thương, bình an và thanh thản. Làm sao tôi quên được những khuôn mặt lam lũ của ông bà ngoại tôi, của cha mẹ tôi và rất nhiều bà con trong làng. Thời gian nông nhàn hay những ngày mưa phùn gió bấc, người làng ra sông Dinh cào con dắt, con hến và rất nhiều loại ốc. Ngày đó, khi rừng đầu nguồn còn xanh tốt, mưa thuận gió hòa nên trữ lượng và lưu lượng nước sông luôn dồi dào và điều độ. Thêm nữa khi sự khai thác của con người chưa thái quá nên sông quê cho rất nhiều sản vật. Con dắt, con hến đem ngâm sạch rồi luộc, lấy nước dầm trái me chín hay vò nắm lá me non hái trong vườn, gia thêm muỗng mắm ngon thành ra tô canh thơm ngon, bổ dưỡng. Còn muốn bắt cá thì có nhiều cách: giăng lưới bén, cắm câu, đi nơm, …nhưng hiệu quả và nhanh gọn nhất là đi soi. Dụng cụ chỉ là chiếc đèn măng-sông thắp bằng dâu hỏa, sau này người ta dùng đèn điện thắp bằng bình ăc-quy. Ban đêm, nhất là những đêm trời tối và lặng gió mặt sông chỉ gợn sóng lăn tăn, ánh đèn soi rõ từng con cá, con cua. Chỉ cần nhanh tay và khóe léo một chút là có thể dùng nơm hay vợt mà bắt. Cá sông Dinh không phong phú về chủng loại nhưng là loại cá nước ngọt như cá lóc, cá chép, cá măng, cá căn, cá đục, ngoài ra còn có cá nước lợ (nước chè hai, vì là đoạn sông giáp với cửa biển Đông Hải) như cá bống, cá cháo, cá đối, cá móm,…nên thịt cá rất thơm ngọt. Cá bắt được đem về kho tiêu, nấu canh chua, nướng ,.. Ôi chao, món nào cũng ngon, cũng đậm đà hương vị bởi mâm cơm còn líu ríu tiếng trẻ con và rộn ràng câu chuyện của ông bà, cha mẹ. Người quê tôi sống nhờ đồng, nhờ sông. Sông như người bạn thủy chung chỉ biết cho mà chưa bao giờ mặc cả! Và tôi biết chắc một điều bạn cũng như tôi, trong tim mình ai cũng có một dòng sông thương nhớ!
2. Mới đó mà hơn nửa đời người. Tóc xanh giờ đã phai màu mà sao sông quê cứ hồn nhiên tuổi lên năm, lên bảy. Nào ai biết sông như lòng mẹ, luôn nhận về mình tất thảy mọi dâu bể, tai ương. Sông oằn mình đi suốt nhiều mùa bão giông, sông khát lòng và đau đáu nguồn xưa qua rất nhiều lần hạn hán để một sớm bình yên sông đem trả cho con người từng ngụm nước ngọt mát và từng hạt phù sa bồi đắp bãi bờ. Nào riêng gì tôi, người quê tôi biết ơn và chung thủy với sông. Cho đến một ngày xa quê, ta mới thấm thía nỗi niềm xứ sở.
Đôi chân ta đi sông còn ở lại (Trịnh Công Sơn). Mọi buồn vui, thành đạt hay va vấp trong đời xin cứ cứ gửi vào sông. Sông Dinh là chứng nhân mà cũng là biên niên sử của mỗi người quê tôi.
Bùi Diệp