*Giai đoạn đầu vụ chú ý bù lạch thường tấn công mạnh ở những ruộng bị thiếu nước, những ruộng xì phèn, khô hạn, sự phá hại của bù lạch làm cây sinh trưởng phát triển kém. dùng các loại thuốc:Ankamec, Roofer, Emagold, Brightin, Cacbosan, Map Jono, Map Winner…
* Rầy nâu: để phòng trừ rầy nâu cần thực hiện đúng lịch thời vụ, gieo sạ đồng loạt, né rầy dựa vào bẩy đèn của từng khu vực. rầy nâu hại thường gây ra bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. dùng chế phẩm Nấm Xanh Metarhiziumđể phòng trừ rầy nâu và các loại côn trùng gây hại khác.
* Nhện gié: thường xuất hiện khi có các đợt nắng nóng, khô hạn, ruộng gieo sạ quá dầy, và tấn công lúa từ 30 ngày trở lên. dùng các loại thuốc: Ankamec, Roofer, Emagold, Brightin, Abatin, Kumulus.
* Các loại bệnh hại: bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, bệnh đốm vằn, bệnh lem lép hạt…. Để phòng trừ đạo ôn cổ bông nên phun trước và sau khi lúa trổ dùng các loại thuốc Beam, Fujione, Hagro-Blast…
Thu hoạch bảo quản lúa:
Nên thu hoạch lúa vừa đủ độ chín (85-90% chín) sẽ cho năng suất và chất lượng cao nhất khi 2/3 số hạt trên bông cái đã chín, lúa có màu vàng rơm. Khi cắt lúa xong nên gom suốt ngay, không nên để mớ ngoài đồng quá lâu sẽ làm giảm màu sắc hạt lúa cũng như chất lượng hạt gạo.
TS