Dạy trẻ em cách ứng xử

Phép xã giao và hành vi lịch sự là những biểu hiện của sự tôn trọng người khác. Làm thế nào để giữ những nguyên tắc quan trọng đó tồn tại trong gia đình là điều các bậc phụ huynh nên tìm hiểu.

Những giáo viên với hơn 30 năm kinh nghiệm nói rằng, nhìn chung trẻ em ngày nay kém lễ phép và lịch sự hơn so với trẻ em trước đây. Một cách đáng tiếc, bọn trẻ không bao giờ có thể học cách tôn trọng chính mình trừ phi chúng được học sự tôn trọng người khác, bắt đầu với người lớn.

Ảnh minh họa

Cách cư xử và sự tôn trọng không thể tách rời nhau. Trẻ em bắt đầu phát triển sự tôn trọng người khác trước tiên bằng cách tôn trọng bố mẹ. Trẻ em cần được dạy dỗ để hành xử lễ phép với các đấng sinh thành. Điều đó có nghĩa là trẻ em không nên được phép gọi bố mẹ (hoặc bất kỳ người lớn nào) bằng tên của họ, làm gián đoạn cuộc trò chuyện của người lớn trừ khi có việc khẩn cấp, hoặc ném cơn giận dữ khi chúng không thỏa mãn điều gì. Thậm chí, những người có kinh nghiệm khuyên rằng trẻ em cần được dạy cách trả lời với tất cả người lớn, kể cả bố mẹ mình bằng câu “Vâng ạ” hay “Vâng, thưa ông/bà”… Khi người lớn nói chuyện, trẻ con nên chú ý và khi người lớn hướng dẫn, chỉ bảo, trẻ em nên thực hiện ngay. Nó đơn giản chỉ như vậy thôi.

Các bậc phụ huynh hãy thử những lời khuyên này để giáo dục trẻ cách cư xử tốt:

Làm một việc tại một thời điểm.

Nếu bạn cố gắng dạy cho trẻ quá nhiều kỹ năng sống cùng một lúc, bạn sẽ nhận được kết quả là không một kỹ năng nào được trọn vẹn. Thay vào đó, ví dụ bạn nên dạy cho chúng cách cư xử khi ngồi trong bàn ăn. Khi một phép xã giao hoàn thiện, bạn mới tiếp tục chuyển sang dạy kỹ năng khác…

Khen ngợi thành tích của trẻ

Khi con bạn thể hiện cách cư xử thích hợp tại nhà hoặc ở nơi công cộng, bạn nên ngay lập tức có phản hồi tích cực. Điều này quan trọng khi bạn thực hiện ở giai đoạn đầu quá trình hướng dẫn cách cư xử. Trẻ lớn hơn thậm chí vẫn cần thỉnh thoảng nghe thấy bạn tự hào thế nào về cách cư xử lễ phép của chúng.

Khoan dung với sai sót của trẻ nhưng không bỏ qua

Trẻ em sẽ có lúc mắc sai lầm. Bạn càng kiên nhẫn bao nhiêu, trẻ càng tiến bộ hơn bấy nhiêu. Trong mọi trường hợp, bạn nên khiển trách những sai sót của trẻ ở nơi công cộng, mặc dù việc nhắc nhở cứng rắn hơn cần chọn thời điểm. Hãy nhớ rằng trẻ con luôn muốn làm hài lòng người lớn và bạn nên nhớ câu thành ngữ “Mật ngọt chết ruồi” đúng trong trường hợp này.

Nhắc nhở khi trẻ quên một hành vi xã giao lịch sự nhất định

Ví dụ nếu con bạn quên khoanh tay chào một người lớn tuổi khi gặp mặt, bạn nên nhẹ nhàng hỏi “Chúng ta là gì phải làm khi gặp ai đó lớn tuổi hơn mình nhỉ?” Điều đó sẽ cho trẻ cơ hội để làm điều đúng đắn mà không cảm thấy mình bị chỉ trích.

Hãy là một tấm gương tốt cho con trẻ

“Làm như mẹ nói, chứ không phải như mẹ làm” là một phương thức không hiệu quả. Con trẻ phải nhìn thấy bạn như là một ví dụ điển hình khi nói đến cách cư xử. Và bằng cách này, cách xử sự không phải là đường một chiều. Nếu bạn muốn con bạn cư xử một cách có lịch sự với mình thì bạn cần phải xử sự như vậy với chúng.

Nguồn Báo Hànộimới