Vị giác kém, chán ăn
Chất dinh dưỡng thiếu: Kẽm
Cách khắc phục: Tăng thêm lượng thức ăn thích hợp về các loại như ngao, sò, hến, hàu để bổ sung nguyên tố vi lượng kẽm cho cơ thể. Ngoài ra, mỗi ngày đảm bảo ăn một quả trứng gà, 3 lạng thịt đỏ và 1 lạng đậu cũng là một cách cần thiết để bổ sung vi lượng kẽm.
Tóc khô, mỏng, dễ gãy và rụng tóc
Chất dinh dưỡng thiếu: protein, năng lượng, acid béo cần thiết, nguyên tố vi lượng kẽm.
Cách khắc phục: Hàng ngày bảo đảm dung nạp đủ thực phẩm từ ngũ cốc để cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể bằng cách kinh tế nhất.
Mỗi ngày bảo đảm dung nạp khoảng 3 lạng thịt nạc, 1 quả trứng gà, 250ml sữa bò để bổ sung protein đầy đủ, đồng thời có thể dung nạp thêm acid béo cần thiết. Mỗi tuần ăn từ 2-3 lần cá biển, cũng có thể ăn nhiều con hàu để tăng thêm nguyên tố vi lượng kẽm.
Thị lực suy giảm vào buổi tối
Chất dinh dưỡng thiếu: vitamin A, nếu không kịp thời tìm cách thay đổi thì có thể sẽ diễn tiến thành chứng mờ mắt vào buổi tối, đồng thời xuất hiện khô, viêm loét giác mạc.
Cách khắc phục: Tăng cường ăn nhiều thực phẩm như gan lợn và cà rốt, hai loại này bổ sung vitamin A dưới hình thức đại diện là động vật và thực vật. Khả năng hấp thụ của gan lợn càng cao. Nhưng điều đáng chú ý là: vitamin A là loại vitamin tan trong mỡ chứ không phải tan trong nước, vì vậy dùng dầu thực vật xào rán cà rốt tốt hơn là ăn cà rốt sống, vì như thế thì khả năng hấp thụ của vitamin A càng cao.
Viêm lưỡi, sưng lưỡi, nứt lưỡi
Chất dinh dưỡng thiếu: vitamin B
Cách khắc phục: Khi chúng ta vo gạo nấu cơm có thể làm mất phần lớn lượng vitamin B trong đó. Nếu trong thời gian dài ăn cơm bằng gạo tinh luyện, thời gian dài chỉ ăn rau, ăn chay, lại không kịp thời bổ sung thêm các chất dinh dưỡng khác, như thế sẽ dễ gây ra thiếu hụt vitamin B. Vì vậy, nên kết hợp cả hai loại ngũ cốc thô và tinh, rau và thịt đồng đều. Nếu bạn có thói quen ăn chay, mỗi ngày nên bổ sung một lượng nhất định vitamin B hỗn hợp.
Chảy máu lợi
Chất dinh dưỡng thiếu: vitamin C
Cách khắc phục: Vitamin C là loại chất dễ thiếu nhất bởi vì vitamin C có yêu cầu khá khắc nghiệt đối với điều kiện sinh tồn. Ánh sáng, nhiệt độ, phương pháp lưu tồn và nấu, hấp đều có thể làm cho vitamin C bị phá vỡ hoặc bị mất đi.
Vì vậy, mỗi ngày nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả, tốt nhất khoảng 500g rau xanh và 2-3 loại hoa quả/ ngày, trong đó cách chế biến rau xanh tốt nhất là nên xào với lửa to hoặc luộc chấm và rau trộn kêt hợp với nhau.
Nguồn vitamin C chủ yếu là ở các loại rau xanh và hoa quả, ví dụ như ớt cay, rau chân vịt, cà chua, cam, quýt và chanh tươi, táo chua. Trong động vật thì gan và thận có chứa một lượng ít vitamin C.
Mồm miệng, chân tay nứt nẻ
Chất dinh dưỡng thiếu: Vitamin B1 và Niacin
Cách khắc phục: Hàm lượng vitamin B1 ở trong các loại thực phẩm khác biệt rất lớn. Hàm lượng vitamin B1 trong gan động vật, lòng đỏ trứng, các loại sữa khá phong phú, vì vậy mỗi tuần nên bổ sung 1 lần ( 2-3 lạng) gan lợn, mỗi ngày nên bổ sung 250ml sữa bò và 1 quả trứng. Nên chú ý thực phẩm ngũ cốc sau khi tinh luyện dễ bị mất đi đại lượng vitamin B1, ví dụ như gạo tinh luyện chỉ có tỉ lệ bảo tồn vitamin B1 là 11%, bột mạch nha có tỉ lệ bảo tồn vitamin B1 là 35%. Vì vậy, nên chú ý kêt hợp giữa lương thực thô và tinh luyện. Còn Niacin chủ yếu đến từ thực phẩm động vật, ví dụ như gan lợn, gan gà…
Nguồn Dân trí