Dưới đây là một số món thích hợp cho người bệnh thống phong:
Cháo nho: Nho tươi 30g, rửa sạch. Gạo 50g, vo sạch đem nấu cháo, khi cháo gần chín, thì cho nho vào ninh (nấu) đến chín nhừ thì dùng. Quả nho giúp chữa phong thấp đau gân cốt, lợi thủy, vừa là trái cây kiềm tính, không chứa purine, và có lợi cho việc bài ra acid uric.
Bí rợ - bột bắp: Bí rợ 200g, bỏ hột, rửa sạch, thái lát mỏng, cho vào nồi thêm nước nấu sôi, rồi cho vào bột bắp 100g, nấu thành dạng hồ thì dùng. Bí rợ kiềm tính, bắp không chứa purine, người bệnh thống phong kèm béo phì càng thích hợp dùng lâu dài.
Khoai tây
Khoai tây xào chay: Khoai tây 200g, gọt vỏ rửa sạch thái lát, cho vào chảo có ít dầu để xào, nêm nếm gia vị, rưới ít nước cho chín đều. Khoai tây là rau củ kiềm tính, chứa nhiều muối kali giúp kiềm hóa acid uric.
Cà tím hấp: Cà tím (cà dái dê) 250g, rửa sạch bổ làm đôi, đặt vào tô đưa trong lò hấp chín, sau khi nêm thêm nước tương, dầu mè, tỏi xay thì dùng. Cà tím là thức ăn kiềm tính, hầu như không chứa purine, còn có công hiệu lợi tiểu.
Củ cải
Cháo củ cải: Củ cải tươi vừa đủ, rửa sạch thái nhuyễn. Gạo 100g, vo sạch cho vào nồi, thêm nước nấu chín phân nửa, đổ củ cải vào nấu cháo. Dùng sáng và chiều, lúc cháo nóng ấm.
Cà rốt
Cháo cà rốt: Cà rốt tươi 50g, rửa sạch thái lát. Gạo 100g, vo sạch cho vào nồi đổ nước nấu sôi, thêm vào cà rốt, tiếp tục ninh chín thì dùng.
Cháo rau cần: Rau cần 50g, rửa sạch thái nhuyễn. Gạo 100g, vo sạch cho vào nồi đổ nước nấu sôi, thêm vào rau cần, tiếp tục ninh chín thì dùng. Dùng sáng và chiều. Rau cần không chứa purine, thúc đẩy cơ thể bài ra chất bã, lọc sạch máu, có ích đối với người bệnh có acid uric máu cao.
Cháo hạt dẻ: Hạt dẻ vừa đủ, bỏ vỏ, phơi khô xay bột, mỗi lần dùng 30g. Nếp 50g, vo sạch cho vào nồi đổ nước nấu khi gần chín tới thì thêm bột hạt dẻ vào, ninh tiếp đến chín, dùng sáng và chiều.
Cháo dâu tằm: Dâu tằm 12g, rửa sạch cho vào nồi đổ nước nấu lấy cốt, cùng với 50g gạo đã vo sạch, đổ nước ninh cháo. Ăn vào mỗi sáng và bữa chiều, lúc cháo còn ấm.
Gỏi cà rốt: Cà rốt 250g, rửa sạch, thái sợi. Dùng nước mắm, giấm, ít dầu mè để trộn với cà rốt để dùng. Cà rốt là rau kiềm tính, hành phong khí, khu tà nhiệt, hơn nữa chứa purine rất ít.
Dưa leo
Dưa hấu chứa nhiều nước và muối kali, nhất là với người bệnh thống phong thời kỳ cấp tính có acid uric quá cao, đặc biệt thích hợp cho người bệnh cấp tính dùng vào mùa nóng, giúp bài acid uric ra ngoài một cách hiệu quả.
Trái lê kiềm tính, nhiều nước, căn bản không chứa purine, thích hợp dùng cho người bệnh thống phong thời cấp tính.
Dưa leo vừa đủ, rửa sạch ăn sống. Dưa leo là thức ăn kiềm tính, giúp bài ra acid uric dư thừa.
Theo Sức khỏe và Đời sống