Tác dụng phụ khi ăn củ cải

Củ cải là loại rau củ có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chúng rất tốt trong việc giúp ngăn ngừa hoặc chống lại bệnh tật nhờ sự kết hợp độc đáo của các chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin C. Các chất dinh dưỡng khác trong củ cải bao gồm CoQ10, vitamin B, canxi, kali... Củ cải có thể dễ dàng thêm vào các món ăn khác nhau để nâng cao sức khỏe tổng thể như ăn sống, xào, ngâm chua ngọt, nấu, hầm... Tuy nhiên, củ cải cũng có một số tác dụng phụ cần lưu ý.

Dị ứng thực phẩm: Những người bị dị ứng với các thực phẩm khác thuộc họ mù tạt cũng có thể bị dị ứng với củ cải. Các triệu chứng phản ứng dị ứng khác nhau nhưng có thể bao gồm phát ban hoặc viêm da (mề đay), sưng môi (phù mạch), sưng họng và khó thở do sốc phản vệ (trong trường hợp nặng và hiếm gặp).

Suy giảm chức năng tuyến giáp: Một nghiên cứu trên động vật năm 2006 chỉ ra rằng việc tiêu thụ lâu dài củ cải sống và nấu chín có thể làm giảm khả năng sản xuất hormone tuyến giáp, ảnh hưởng đến quá trình hydrat hóa, huyết áp...

Lượng đường trong máu thấp, huyết áp thấp, kích ứng dạ dày và mất nước: Củ cải đã được chứng minh là làm giảm lượng đường trong máu và hạ huyết áp, có hàm lượng chất xơ cao và có tác dụng lợi tiểu. Có thể an toàn khi giả định rằng việc tiêu thụ quá mức một thứ gì đó, dù tốt đến đâu cũng có thể gây tác dụng ngược.

Người mang thai không nên ăn củ cải sống (hoặc bất kỳ loại rau mầm sống nào) do có nguy cơ nhiễm vi khuẩn như listeria qua hạt mầm. Vi khuẩn này không thể được loại bỏ bằng cách rửa.