Có thể thay ăn cơm gạo trắng bằng cơm gạo lứt vì gạo lứt chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất hơn gạo trắng, tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể. Ngoài cơm, có thể ăn các loại ngũ cốc khác như yến mạch, lúa mạch, ngô để tăng cường chất xơ và các chất dinh dưỡng khác.
Theo Bộ Y tế, mọi người cần ăn đủ, cân đối và đa dạng các loại thực phẩm hằng ngày; phối hợp hợp lý thực phẩm có nguồn gốc động vật và thực vật. Do đó, khi ăn cơm nên ăn kèm với rau xanh, củ quả để bổ sung vitamin, khoáng chất và chất xơ, giúp cân bằng dinh dưỡng. Không nên ăn quá nhiều cơm, chỉ nên ăn vừa đủ để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Nếu người bệnh đái tháo đường, người béo phì, người mắc bệnh tim mạch thích ăn cơm nên chọn các loại gạo có chỉ số đường huyết thấp như gạo lứt, gạo nếp cẩm, tăng cường ăn rau xanh và trái cây. Không nên ăn cơm với các thực phẩm giàu muối và các món ăn nhiều dầu mỡ. Nếu không rõ về sức khỏe của bản thân, cần đi khám để được bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng tư vấn về chế độ ăn cơm cân bằng, đủ dinh dưỡng.
B.H (theo Báo SK&ĐS)