Cách thực hiện như sau:
Trước tiên, khổ qua rửa sạch, cắt cuống, chẻ đôi, bỏ hết phần hạt bên trong. Nếu quả nào chín, già quá nên bỏ ra không dùng để muối. Quả non thì để nguyên quả, không cần nạo bỏ ruột. Sau khi nạo hết ruột, rửa lại khổ qua lần nữa rồi vớt ra để ráo.
Ớt trái rửa sạch, nhặt bỏ cuống. Tỏi bóc vỏ, cắt lát mỏng.
Kế đó, cho nồi nước lên bếp, nấu sôi rồi trụng nhanh khổ qua vào nước sạch có bỏ đá lạnh để giữ màu xanh và độ giòn của nó. Sau khi nước nguội vớt khổ qua ra, rửa lại thêm lần nữa với nước lọc rồi để thật ráo và thật nguội.
Cho đường, muối, giấm, nước vào nồi, khuấy cho đường, muối tan ra, sau đó nêm thử mặn, ngọt, chua vừa ý là được.
Tiếp tục, bắc nồi nước giấm đường lên bếp, đun sôi, vặn lửa nhỏ, nấu đến khi thấy đường và muối tan hoàn toàn, tắt bếp và nhấc xuống.
Xếp khổ qua, ớt, tỏi vào lọ thủy tinh. Cố gắng xếp đến gần đầy và kín lọ nhưng không đè hoặc nén khổ qua như nén cà pháo, dưa cải vì khổ qua rất giòn, dễ bị gãy khi bị ép mạnh.
Chờ nước giấm đường nguội hoàn toàn, cho vào lọ khổ qua đã xếp. Sau đó đậy nắp kín, để chỗ khô ráo, thoáng mát từ 2,3 ngày là có thể ăn được.
Khổ qua lúc còn sống rất đắng, nhưng sau khi ngâm giấm đường thì vị đắng giảm đi nhiều, lại rất thơm và giòn.
Món này thường dùng vào những bữa tiệc khai vị hoặc kết hợp với những món chiên nhiều dầu mỡ nhằm chống ngán.
Thùy Trang (Nguồn: giadinhvietnam.com)