Đáp: Trước đây việc thi hành án giao cho cơ quan Thi hành án dân sự giải quyết, có nhiều trường hợp một số cơ quan nhà nước không thực hiện quyết định, bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật, cơ quan Thi hành án vị nể, e ngại không dám cưỡng chế làm cho việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án không khả thi, Khắc phục tình trạng này Luật Tố tụng hành chính năm 2015 quy định mới về thi hành án, theo đó:
Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hết thời hạn (30 ngày, người phải thi hành án phải thi hành bản án, quyết định của Tòa án kể từ nhận được) mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì người được thi hành án có quyền gửi đơn kèm theo bản sao bản án, quyết định của Tòa án, tài liệu khác có liên quan đề nghị Tòa án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định buộc thi hành bản án, quyết định của Tòa án. Như vậy, chuyển từ cơ quan Thi hành án dân sự sang Tòa án giải quyết việc thi hành án.Còn cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm tiếp nhận bản án, quyết định của Tòa án, theo dõi việc thi hành án, ra thông báo về việc tự nguyện thi hành án gửi người phải thi hành án, làm việc với người phải thi hành án, có văn bản kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý trách nhiệm đối với người phải thi hành án chậm thi hành án, không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án, yêu cầu Tòa án đã ra bản án, quyết định giải thích bằng văn bản những điểm chưa rõ, đính chính sai sót trong bản án, quyết định để thi hành; kiến nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, lập biên bản các trường hợp thực hiện theo nội dung bản án, quyết định của Tòa án.