Các cách đơn giản phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Rửa tay: Hãy rửa tay bằng xà phòng và nước ấm trước khi nấu ăn để ngăn ngừa vi khuẩn và mầm bệnh lây lan, và rửa lại một lần nữa sau khi đã nấu xong. Cũng cần rửa tay sạch sau khi chế biến thịt hoặc trứng sống.

Giữ thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp: Nên để thực phẩm lạnh trong tủ lạnh cho đến khi sẵn sàng sử dụng. Khi đi chợ về, hãy cất ngay mọi thứ vào chỗ thích hợp trong tủ lạnh để thực phẩm không bị ôi thiu.

Cất riêng thực phẩm sống: Hãy chế biến thực phẩm sống riêng với thực phẩm đã nấu chín cũng như với những thực phẩm mà bạn định ăn sống, như trái cây hoặc rau. Cũng nên cất thịt và trứng sống ở ngăn đáy của tủ lạnh để nước chảy ra từ thịt hoặc trứng vỡ không nhiễm bẩn xuống thực phẩm bên dưới.

Rã đông trong tủ lạnh: Hãy rã đông thực phẩm cần chế biến ngay trong ngăn mát của tủ lạnh để nó không bị ấm quá, nhờ đó sẽ ngăn không cho vi khuẩn phát triển và sinh sôi. Nếu vội, hãy dùng lò vi sóng đặt ở chế độ rã đông.

Kiểm tra hạn dùng: Hạn dùng sẽ cho biết liệu món đó đã qua thời điểm sử dụng tốt nhất hay chưa. Hạn sử dụng không như nhau và phần lớn thực phẩm vẫn còn dùng được một vài ngày sau hạn này. Tuy nhiên, chất lượng của thực phẩm lúc đó sẽ không còn tốt nữa. Vì thế thực phẩm quá hạn tốt nhất là nên bỏ đi.