Vứt bỏ gói dầu gia vị: Mì ăn liền vốn được chế biến theo phương pháp chiên, tích nhiều dầu mỡ gây béo dễ dẫn đến các bệnh béo phì, tim mạch, ăn nhiều thực phẩm này có nguy cơ suy dinh dưỡng cao. Trước những chất béo không tốt cho cơ thể này, khi ăn nên vứt bỏ gói dầu gia vị thường có trong mỳ ăn liền.
Thêm rau xanh: Việc bổ sung nhiều rau xanh vào món mỳ ăn liền sẽ làm giảm tối đa lượng chất béo thừa. Mỗi vắt mì nên thêm khoảng 150 gr rau xanh như cải ngọt, xúp lơ, cải xanh, giá đỗ... Việc thêm rau vào bữa ăn sẽ làm cho lượng lớn các chất béo được cuốn theo rau ra ngoài cơ thể. Từ đó sẽ hạn chế được thấp nhất những tác hại chính mà vắt mỳ gây ra. Ngoài ra, để bữa ăn có thêm dinh dưỡng, mỗi vắt mỳ nên bổ sung từ 25 - 30 gr chất đạm như thịt bò, thịt lợn hoặc tôm...
Tuyệt đối không ăn “mì úp”: Thay vì tiết kiệm thời gian bằng cách cho vắt mì vào tô, đổ nước nóng, đậy nắp đợi chín, bạn nên đun sôi, đổ ra để ráo; tiếp tục nấu nước lần 2 và cho mỳ đã chín sơ vào chế biến. Bằng cách này, lượng chất béo và một số chất dinh dưỡng không tốt đã bị biến đổi trong vắt mì sẽ giảm được phần nào. Đối với rau và thịt, cần nấu chín trước khi thêm vào mì.
B.D