Nhóm nghiên cứu đã khảo sát trên 1.763 đàn ông Hàn Quốc, trong đó có 288 người không uống rượu, 527 người bị đỏ mặt sau khi uống rượu và 948 người không bị đỏ mặt sau khi dùng rượu.
So sánh người đỏ mặt và không đỏ mặt sau khi dùng rượu (Ảnh Daily Mail)
Sau khi điều chỉnh các yếu tố có liên quan như tuổi tác, chỉ số thể hình, thói quen hút thuốc lá và sự vận động cơ thể, các nhà khoa học nhận thấy nguy cơ tăng huyết áp cao hơn đáng kể ở người bị đỏ mặt là khi họ dùng rượu 4 lần/tuần. Trong khi đó, nguy cơ như vậy ở người không bị đỏ mặt là dùng rượu 8 lần tuần.
Nhóm ngiên cứu cũng cho biết việc đỏ mặt do rượu cũng khác biệt tùy theo giới tính, tuổi tác và sắc tộc, theo đó, phụ nữ, người cao tuổi và người Á Đông dễ bị đỏ mặt hơn người phương Tây.
TS Jong Sung Kim, ĐH Y khoa Quốc gia Chungnam, giải thích thêm: “Việc đỏ mặt sau khi uống rượu thường được xem là triệu chứng nhạy cảm cao với rượu, thậm chí khó dung nạp rượu”. Theo TS Kim, đỏ mặt là phản ứng với rượu, thường xảy ra ở những người mà về mặt di truyền, cơ thể họ khó phân hủy acetaldehyde - một chất độc do rượu sản sinh khi rượu bị phân hủy ở gan.
Nghiên cứu nói trên được công bố trên bản tin trực tuyến của tạp chí Alcoholism: Clinical & Experimental Research.
Nguồn www.nld.com.vn