Một nhóm các nhà nghiên cứu tại trung tâm Đại học y dược Rochester (UMRC) đã sử dụng những máy móc hình ảnh công nghệ cao để nghiên cứu sâu vào não bộ của chuột và phát hiện ra rằng chức năng của não bộ khi chúng ta ngủ hoàn toàn khác so với khi thức. Khi ngủ, não bộ chỉ huy cơ thể tăng lượng protein lên ở mức độ cao.
Nghiên cứu khoa học được điều hành bởi bác sỹ y khoa Maiken Nedergaard, người đồng điều hành trung tâm nghiên cứu thuốc thần kinh tại URMC. Thông qua nghiên cứu, các nhà khoa học khám phá rằng hệ thống giải độc não mà họ gọi là "hệ thống glymphatic" nhạy hơn 10 lần khi chúng ta ngủ. Hệ thống giải độc về đêm này sẽ giúp tiêu hủy những protein thừa gọi là amyloid-beta, chất làm tăng lên những lớp màng não gây bệnh Alzheimer và khủng hoảng thần kinh.
Nedergaard và nhóm cộng sự phát hiện ra hệ thống glymphatic vào năm ngoái, khi họ sử dụng máy móc hình ảnh công nghệ cao (được biết đến như kính hiển vi 2 phô tông) để khám phá quá trình chà xát của các tế bào não (hay còn gọi là các tế bào thần kinh đệm). Quá trình giải độc não này được diễn ra rất kỳ diệu: dịch não tủy chảy xuống khe hở giữa các nơ ron thần kinh, các protein đỏ và các chất độc (thải ra trong quá trình não hoạt động) vào hệ thống tuần hoàn và đi đến các bộ phận khác.
Trong nghiên cứu năm nay, họ khám phá ra rằng "hệ thống glymphatic" không chỉ được đẩy mạnh trong quá trình ngủ mà nó còn làm giảm đáng kể lượng protein độc và amyloid-beta, thủ phạm chính gây nên bệnh Alzheimer. Lại tiếp tục sử dụng kính hiển vi 2 phô-tông, các nhà nghiên cứu theo dõi vào thời gian thực hiện quá trình và khám phá ra rằng các tế bào não thu nhỏ lại đáng kể trong quá trình ngủ, do đó lại giúp mở rộng khoảng cách nằm giữa các tế bào não lên tới 60%. Với các tế bào não nhỏ và khoảng cách giữa chúng lớn hơn, có nhiều không gian cho dịch não tủy chảy trơn tru hơn, giúp giải độc tốt hơn.
Bà Negergaard nói rằng giấc ngủ được coi là quá trình" mở vòi nước" giúp giải độc não một cách vô cùng nhanh nhạy. Điều này là một lời giải thích đầy tính thuyết phục vì sao giấc ngủ lại có chức năng hồi phục Sự khám phá về quá trình giải độc não cùng với nghiên cứu của Đại học Washington mới đây chỉ ra rằng lượng beta-amyloid giảm mạnh trong quá trình ngủ. Điều này mở ra một con đường mới giúp ngăn chặn và điều trị bệnh Alzheimer và khủng hoảng thần kinh. Nghiên cứu trước đó cũng nhận thấy rằng việc không cho những con chuột ngủ sẽ dẫn đến tăng lên lượng amyloid-beta protein.
Vài năm trước, một báo cáo trên báo NYtimes cũng gợi ý rằng não bộ giữ những mảng proten beta-amyloid nhiều hơn những bộ phận khác trên cơ thể. Điều này sẽ có thể tạo bước đột phá trong quá trình điều trị bệnh Alzheimer.
Trước đây đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến những tác hại của mất ngủ đến sức khỏe, bao gồm cả nguy cơ gây đột quỵ. Bây giờ chúng ta cần phải lưu ý thêm tác hại của mất ngủ hoặc những vấn đề về giấc ngủ đến sức khỏe như khó thở, Alzheimer và khủng hỏang thần kinh.
Nguồn vov.vn