Hành tinh được phát hiện có tên là Kepler-78b, với nhiệt độ bề mặt lên đến 2000 độ C, là một trong 17 tỷ hành tinh được kính thiên văn Kepler phát hiện trong thiên hà của chúng ta.
Hành tinh Kepler-78b nằm quá gần ngôi sao chủ khiến nhiệt độ
bề mặt lên đến 2000 độ C (Nguồn: CfA)
Trong một bài báo đăng trên tờ Nature, hai nhóm các nhà khoa học đã thực hiện việc đo trọng lượng của Kepler-78b riêng rẽ và kết quả lần lượt là khối lượng của hành tinh này gấp 1,69 và 1,86 lần Trái đất. Mật độ của nó cũng được đo lần lượt là 5,3 và 5,57 gr/m3, tương đương với 5,5 gr/m3 của Trái đất.
Với các chỉ số này, Kepler-78b, hành tinh có quỹ đạo quay quanh ngôi sao chủ chỉ 8,5 giờ/năm được xem là hành tinh tương đương với Trái đất nhất về khối lượng, bán kính và mật độ.
Mục đích của việc nghiên cứu những hành tinh trong Hệ Mặt trời là nhằm phát hiện những hành tinh có sự sống đang quay quanh các ngôi sao giống như Trái đất quay quanh Mặt Trời. Tuy nhiên, Kepler-78b chắc chắn không phải là nơi có thể sinh sống do nó ở quá gần ngôi sao chủ.
Dù vậy, nhà nghiên cứu Drake Deming, thuộc Khoa Thiên văn học Trường Đại học Maryland vẫn tỏ ra hết sức lạc quan: “Sự tồn tại của hành tinh Kepler-78b là một dấu hiệu tốt cho việc tìm kiếm những hành tinh có thể sống được sau này”.
Nguồn chinhphu.vn