Kỹ năng phân tích số liệu và vẽ biểu đồ môn Địa

Theo cô giáo Châu Thị Nguyệt, giáo viên môn Địa lí, THPT Chuyên Lê Hồng Phong, TP Hồ Chí Minh, trước ngày thi, thí sinh nên lưu ý phần mục lục ở trang 31 trong Atlat để giúp tìm nhanh vấn đề cần trả lời.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Kinh nghiệm vẽ biểu đồ: Khi câu hỏi có một trong các chữ “tỷ lệ”, “tỷ trọng”, “cơ cấu”, “kết cấu” dưới hoặc bằng 3 năm sẽ vẽ biểu đồ tròn; trên 3 năm vẽ biểu đồ miền. Khi câu hỏi có một trong 3 từ “tăng trưởng”, “phát triển”, “biến động” thì vẽ đồ thị. Sau khi vẽ xong, cần ghi đầy đủ các yếu tố trên bản đồ, chú thích, ký hiệu, đơn vị. Khi phân tích bảng số liệu, thí sinh cần lưu ý đọc kĩ đề để thấy yêu cầu và phạm vi của nó, sau đó tìm mối quan hệ giữa số liệu cho hàng dọc và hàng ngang. Nếu bảng số liệu có thời gian nhiều năm thì nhận xét sự phát triển (tăng hay giảm), nếu có nhiều yếu tố thì nhận xét nhiều hay ít.

Nguồn Báo Tin tức - TTXVN