Atlat địa lý Việt Nam sẽ hỗ trợ cho TS rất nhiều về lượng kiến thức. TS phải hiểu cấu trúc nội dung, ký hiệu trong tài liệu này để khi trình bày có thể “đọc” được các trang Atlat và mổ xẻ ra nhiều vấn đề khác. Kiến thức trong cuốn này chiếm hơn 70% kiến thức môn địa lý và có thể lấy được 50% số điểm trong bài thi nếu biết cách sử dụng. Nắm vững các ký hiệu và dùng Atlat để tự làm bài trong thời gian ôn tập sẽ không bị rối trong phòng thi. Không chỉ khai thác được bản đồ mà còn hiểu, phân tích được biểu đồ, bảng số liệu, hình ảnh kèm theo. Khi làm bài thi, nên đọc kỹ đề, xác định dạng câu hỏi, yêu cầu chủ đạo....
Môn Địa lý dễ học vì nó có những khuôn mẫu. Vẽ biểu đồ đã là “khuôn”, nhận xét biểu đồ cũng là “khuôn mẫu”. Trả lời kiến thức lý thuyết cũng có khuôn mẫu. Bài thi Địa lý có 10 điểm, thì 3 điểm thuộc về phần vẽ biểu đồ và nhận xét biểu đồ. Đây là dạng bài tập không hề khó. Thí sinh phải nắm chắc các dạng biểu đồ và trường hợp vận dụng chúng. Kỹ năng nhận xét và giải thích biểu đồ luôn đi từ khái quát tới cụ thể. Cái chung trình bày trước, chi tiết trình bày sau. Làm như thế mới bảo đảm đầy đủ, không thiếu ý.
Thi ĐH không cho phép thí sinh sử dụng Atlat Địa lý, điều này khiến cho một số TS có ý nghĩ rằng không cần quan tâm cuốn Atlat. Đây là quan điểm sai lầm. Atlat rất bổ ích, thí sinh nên sử dụng Atlat thường xuyên trong quá trình học tập và làm bài tập.
TS