I/ Phạm vi, giới hạn nội dung kiến thức:
Theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng (KTKN) của môn Hóa học cấp THPT chương trình Hóa học lớp 12 THPT được giới hạn đến hết tuần 32 (Công văn số 190/SGDĐT-KTKĐ ngày 20-2-2013 của Sở GD&ĐT)
1. Kiến thức: gồm các chủ đề sau:
Chủ đề 1: Este – Lipit.
Chủ đề 2: Cacbohidrat.
Chủ đề 3: Amin – Amino axit – Protein.
Chủ đề 4: Polime và vật liệu polime.
Chủ đề 5: Đại cương về kim loại.
Chủ đề 6: Kim loại kiềm – Kim loại kiềm thổ – Nhôm.
Chủ đề 7: Sắt và một số kim loại quan trọng.
2. Kỹ năng:
Nhận diện đặc điểm cấu tạo phân tử chất hữu cơ và cách gọi tên. Nắm được tính chất vật lý, tính chất hóa học đặc trưng và phương pháp điều chế các hợp chất hữu cơ đã học.
Biết được vị trí của các kim loại trong bảng tuần hoàn. Nắm được tính chất vật lý và tính chất hóa học chung của kim loại. So sánh mức độ phản ứng của các cặp oxi hóa khử. Lựa chọn phương pháp điều chế kim loại cụ thể cho phù hợp. Phân biệt các dạng ăn mòn kim loại.
Nắm được tính chất vật lý và tính chất hóa học, phương pháp điều chế một số kim loại cụ thể như: kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm, sắt, crom và một số kim loại khác.
Bài toán tính theo phương trình phản ứng, tính thành phần hỗn hợp, xác định tên chất, hiệu suất phản ứng….
II/ Kiến thức cơ bản và trọng tâm
A. Hóa hữu cơ: Các chủ đề 1, 2, 3, 4.
1. Lý thuyết:
- Khái niệm, định nghĩa; danh pháp; phân loại, đặc điểm cấu tạo.
- Tính chất vật lý; tính chất hóa học; phương pháp điều chế và ứng dụng.
2. Các dạng bài tập cơ bản
- Xác định CTPT, CTCT, tên gọi.
- Phân biệt các chất hữu cơ đã học.
- Tính khối lượng các chất. Tính khối lượng các chất có liên quan hiệu suất của phản ứng.
- Tính số mắc xích. Tính khối lượng monome hoặc polime.
B. Hóa vô cơ: Các chủ đề 5, 6, 7.
1. Lý thuyết:
a. Đại cương về kim loại:
- Vị trí, đặc điểm cấu hình electron ngoài cùng.
- Tính chất vật lí, tính chất hóa học chung.
- Qui luật sắp xếp trong dãy điện hóa. Dự đoán được chiều phản ứng của các cặp oxi hóa-khử dựa vào dãy điện hóa.
- Các khái niệm hợp kim, ứng dụng của một số hợp kim.
- Khái niệm ăn mòn kim loại. Phân biệt được ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa. Điều kiện xảy ra sự ăn mòn kim loại. Cách chống ăn mòn kim loại.
- Nguyên tắc chung và các phương pháp điêù chế kim loại.
b. Kim loại các nhóm: Kim loại kiềm – Kim loại kiềm thổ – Nhôm. Sắt và một số kim loại quan trọng.
- Vị trí, cấu hình electron ngoài cùng.
- Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên và một số ứng dụng quan trọng.
- Tính chất hóa học. Phương pháp điều chế.
- Khái niệm về nước cứng, tác hại và cách làm mềm nước cứng.
- Tính chất hóa học của hợp chất.
- Nhận biết một số ion kim loại trong dung dịch bằng phương pháp hóa học.
- Đinh nghĩa và phân loại gang, thép. Sản suất thép.
2. Các dạng bài tập cơ bản:
- Nhận biết các kim loại, hợp chất của chúng. Nhận biết ion Fe2+, Fe3+ trong dung dịch.
- Phân biệt các loại nước cứng.
- Xác định kiểu ăn mòn.
- Xác định tên kim loại. Xác định công thức sắt oxit.
- Tính toán theo phương trình, khối lượng các chất, thành phần hỗn hợp, nồng độ. Hiệu suất phản ứng.
- Bài toán kim loại tác dụng với dung dịch muối.
- Bài toán điện phân.
Trần Thị Tâm Thuận