PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH
PHẦN I: DAO ĐỘNG CƠ
A. LÝ THUYẾT:
- Mối quan hệ giữa li độ, vận tốc và gia tốc trong dao động điều hòa.
- Các công thức tính chu kỳ, tần số dao động của con lắc lò xo và con lắc đơn.
- Năng lượng trong dao động điều hòa. Quy luật biến đổi của động năng, thế năng trong dao động điều hòa.
- Phân biệt được dao động tắt dần, dao động duy trì, dao động cưỡng bức. Hiểu hiện tượng cộng hưởng.
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN:
- Lập phương trình dao động điều hòa.
- Xác định được thời điểm, thời gian, đường đi trong dao động điều hòa.
- Xác định được li độ, vận tốc và gia tốc trong dao động điều hòa.
- Viết được phương trình dao động tổng hợp.
PHẦN II: SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM
A. LÝ THUYẾT:
- Biết các đại lượng đặc trưng của sóng.
- Hiện tượng giao thoa, điều kiện để có giao thoa sóng.
- Sóng dừng. Đặc điểm của sóng dừng. Điều kiện để có sóng dừng trên dây hai đầu cố định, một đầu tự do.
- Biết các đặc trưng sinh lý và vật lý của âm.
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN:
- Xác định được vận tốc truyền sóng, bước sóng, chu kỳ, tần số sóng.
- Viết được biểu thức sóng, độ lệch pha dao động của hai điểm trên một phương truyền sóng.
- Xác định được số cực đại và cực tiểu giao thoa, số nút số bụng.
- Tính được cường độ am, mức cường độ âm.
PHẦN III: DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
A. LÝ THUYẾT:
- Nắm được mối quan hệ giữa điện áp và dòng điện trong các đoạn mạch chỉ có R, L, C và RLC nối tiếp. Hiện tượng cộng hưởng điện.
- Biết được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy biến áp, máy phát xoay chiều, động cơ không đồng bộ 3 pha.
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN:
- Vận dụng thành thạo các công thức tính tổng trở, công suất, hệ số công suất.
- Viết được các biểu thức dòng điện và biểu thức hiệu điện thế.
- Giải được các bài toán về cộng hưởng dòng
PHẦN IV: DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ
A. LÝ THUYẾT:
- Hiểu được sự biến thiên điện tích, dòng điện và hiệu điện thế trong mạch dao động.
- Sự tương tự giữa các đại lượng điện và đại lượng cơ.
- Sự lan truyền của sóng điện từ trong không gian.
- Sơ đồ khối của máy phát và thu vô tuyến điện.
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN:
- Xác định được chu kỳ, tần số, bước sóng của mạch LC.
- Giải được các bài toán về năng lượng dao động trong mạch LC
PHẦN V: SÓNG ÁNH SÁNG.
A. LÝ THUYẾT:
- Hiểu và giải thích được hiện tượng tán sắc, hiện tượng giao thoa ánh sáng, điều kiện để có giao thoa.
- Các loại quang phổ: Định nghĩa, đặc điểm, nguồn phát, tính chất, công dụng.
- Phân biệt được các loại tia hồng ngoại, tử ngoại, Rơn ghen.
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN:
- Xác định vị trí vân giao thoa, tổng số vân sáng và vân tối.
- Giải được các bài toán về giao thoa với hai bức xạ, giao thoa với ánh sáng trắng.
PHẦN VI: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG
A. LÝ THUYẾT:
- Nắm được nội dung thuyết lượng tử.
- Phân biệt được hiện tượng quang điện ngoài và hiện tượng quang điện trong.
- Nêu được khái niệm phát quang, nêu được khái niệm đặc điểm và ứng dụng của laze.
- Hiểu sơ đồ vạch quang phổ của nguyên tử hyđrô.
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN:
- Xác định được vận tốc ban đầu cực đại của electron quang điện, hiệu điện thế hãm, bước sóng giới hạn.
- Giải được các bài toán về hiệu suất quang điện.
- Xác định được bước sóng, tần số, số vạch quang phổ trong quang phổ hyđrô.
PHẦN DÀNH CHO CÁC EM HỌC CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO
Các em học chương trình nâng cao phải ôn tập thêm một số vấn đề sau đây:
- Vận dụng các phương trình chuyển động của vật rắn quay quanh một trục cố định giải được một số bài toán.
- Biết khái niệm mô men động lượng và định luật bảo toàn mô men động lượng. Giải được các bài toán về định luật bảo toàn mô men động lượng
- Giải được các bài toán về động năng của vật rắn quay quanh một trục cố định.
- Xác định được chu kỳ tần số của con lắc vật lý.
- Áp dụng công thức của hiệu ứng Đốp-le
- Hiểu nội dung hai tiên đề Anh xtanh. Vận dụng các hệ quả của thuyết tương đối hẹp giải được một số bài toán đơn giản.
Huỳnh Thị Ngân Tâm