Năm 1966, đồng chí Trường Chinh đã trở lại thăm thôn Xuân Kỳ, xã Đông Xuân,
huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội và các gia đình cơ sở cách mạng
Nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng và ra số đầu tiên của Báo Cứu quốc
Trước cách mạng tháng tám năm 1945, huyện Sóc Sơn nguyên là vùng đất thuộc 2 huyện Kim Anh và Đa Phúc. Trong bối cảnh đất nước bị bọn thực dân phong kiến đô hộ, cuộc sống của nhân dân phải chịu cảnh “một cổ hai chòng” rất cùng cực. Hầu hết thanh niên trai tráng bị bắt đi phu, đi lính, chúng bắt dân ta nhổ lúa trồng đay, trồng thuốc phiện. Chúng đặt ra đủ mọi thứ sưu cao, thuế nặng làm cho đời sống của người nông dân vô cùng tăm tối.
Phong trào cách mạng ở Đa Phúc và Kim Anh thời kỳ này gặp rất nhiều khó khăn do thực dân Pháp và bè lũ tay sai ra sức khủng bố, đàn áp, chúng tiến hành khám xét và bắt bớ Việt Minh, các cơ sở cách mạng đều bị chống phá.
Trước tình hình đó, Đảng chủ trương chuyển sang hoạt động bí mật, gây dựng cơ sở ở nông thôn, phát triển lực lượng để chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Trung ương Đảng quyết định lấy tỉnh Vĩnh Phúc làm địa bàn xây dựng an toàn khu. Đông Anh- Đa Phúc nằm ở vị trí chiến lược trở thành căn cứ địa cách mạng vững chắc có nhiệm vụ bảo vệ và nuôi giấu các đồng chí cán bộ chủ chốt của trung ương, xứ uỷ và ban cán sự tỉnh như: đ/c Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Trần Đăng Ninh…
Năm 1975, đồng chí Trường Chinh về thăm và chúc tết các gia đình cơ sở cách mạng
thuộc xóm Cả, thôn Xuân Kỳ, xã Đông Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội
Tại thôn Xuân Kỳ (xã Đông Xuân) và một số nơi khác được xây dựng thành những cơ sở Việt Minh vững vàng, đảm bảo an toàn và giữ thông tin liên lạc với cơ quan Trung ương đóng ở An toàn khu (tại tỉnh Vĩnh Phúc). Trong đó, Xuân Kỳ là một căn cứ quan trọng, quần chúng nhân dân được tuyên truyền, giáo dục ý thức cách mạng và tinh thần yêu nước đã tích cực giúp đỡ cách mạng. Mặc dù cuộc sống người nông dân nơi đây còn nhiều vất vả, song với tinh thần yêu nước, bà con nhân dân đã không quản ngại hiểm nguy, sẵn sàng nuôi giấu và chở che cán bộ.
Bà Lê Thị Múi- một trong những gia đình đã nuôi giấu nhiều đồng chí cán bộ cho biết: Thời kỳ đấy phong trào cỏch mạng phỏt triển lờn rất mạnh như: phong trào chống bắt lính, chống bắt phu, chống nộp thúc Đề-bụ...một số tổ chức ra đời như thanh niên Cứu Quốc, Hội nông dân, phụ nữ... càng đẩy mạnh phong trào cỏch mạng lan rộng sang cỏc xú bờn cạnh và cỏc tỉnh bạn như HIệp Hoà, Yên Phong của tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang ngày nay và một số nơi khác.
Do có sự giác ngộ của Đảng, Tháng 12-1942 chi bộ Xuân Kỳ được thành lập gồm 3 Đảng viên là đ/c Nguyễn xuân Quán, Lê Văn Chụp, Lê Văn Cừ đã đánh dấu bước trưởng thành của phong trào cách mạng địa phương.
Sự ra đời của chi bộ Đảng Xuân Kỳ- chi bộ đầu tiên của huyện Kim Anh, là kết quả tất yếu của sự giác ngộ cách mạng, nhân dân nhận thức được tư tưởng, đường lối của Đảng là đúng đắn và quyết tâm đi theo Đảng để đấu tranh giải phóng dân tộc.
Số Báo Cứu quốc đầu tiên được ra tại nhà ông Nguyễn Văn Hưu, thôn Xuân Kỳ,
Đông Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội
Từ đây phong trào cách mạng đã lan rộng ra nhiều địa phương và các làng, xã khác trong huyện như: Xã Hồng Kỳ, Bắc Sơn, vùng Bắc Đa Phúc và vùng Nam Kim Anh với khí thế sục sôi chiến đấu.
Với khẩu hiệu “ phụ lão cứu quốc, nông dân cứu quốc, thanh niên cứu quốc, nhi đồng cứu quốc, phụ nữ cứu quốc, toàn thể nhân dân Xuân Kỳ đã đoàn kết một lòng, tổ chức nhiều cuộc đấu tranh chống lại chính sách áp bức bóc lột của Thực dân Pháp , Phát xít Nhật và bè lũ tay sai dưới nhiều hình thức như: mở lớp học, mít tinh, diễn thuyết, rải truyền đơn, phá kho thóc Nhật, lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo.
Đặc biệt, ngày 25-1-1942 tại nhà ông Nguyễn Văn Hưu thôn Xuân Kỳ- Đông Xuân, số báo đầu tiên của Báo Cứu quốc (tiền thân của báo Đại Đoàn Kết ngày nay) cơ quan tuyên truyền của mặt trận Việt Minh đã bí mật ra đời. Tờ báo là công cụ, là vũ khí sắc bén để truyền bá tư tưởng yêu nước, nêu cao tinh thần cách mạng, đồng thời vạch trần tội ác của kẻ thù, kêu gọi nhân dân đoàn kết đấu tranh đánh đuổi bọn thực dân phong kiến.
Trong bối cảnh lịch sử giai đoạn 1941-1945 Xuân Kỳ là một trong những cái nôi của phong trào cách mạng của huyện Kim Anh, vừa thực hiện nhiệm vụ nuôi giấu và bảo vệ các đồng chí cán bộ chủ chốt của trung ương Đảng- một trong những nhiệm vụ rất quan trọng và có ý nghĩa, vừa đấu tranh chống lại sự càn quét và khủng bố ác liệt của kẻ thù. Những người nông dân, thợ cày, thợ cấy tích cực lao động sản xuất, hăng hái tham gia kháng chiến đã góp phần to lớn vào thắng lợi của nhân dân huyện Kim Anh, Đa Phúc trong cuộc khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân tháng 8-1945.
Phát huy truyền thông cách mạng, Chi bộ Đảng và nhân dân Thôn Xuân Kỳ quyết tâm
hoàn thành mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới
Và....tiếp bước cha anh....!
Phát huy truyền thống cách mạng trong thời kỳ đổi mới, ngày nay thôn Xuân Kỳ nói riêng và xã Đông Xuân nói chung tiếp tục triển khai nhiều chương trình, hoạt động phát triển kinh tế xã hội, xây dựng đời sống văn minh hiện đại. Những năm qua, Đảng bộ và nhân dân xã Đông Xuân không ngừng phấn đấu, ra sức thi đua yêu nước và đã có nhiều chuyển biến tích cực trên mọi lĩnh vực kinh tế chính trị xã hội. Đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao.
Dưới sự chỉ đạo của Đảng uỷ, bà con nông dân xã Đông Xuân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt và chăn nuôi cho năng suất cao. Điển hình đó là mô hình sản xuất rau an toàn, là nguồn cung cấp sản phẩm nông sản đảm bảo chất lượng cho thị trường tiêu dùng. Mô hình trồng hoa nhài cung cấp nguyên liệu cho sản xuất chè nhài cũng cho năng suất, mang lại thu nhập cho bà con nông dân góp phần xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống.
Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 29,5% (năm 2005) xuống còn 11,7% (năm 2011). Dự kiến từ đến cuối năm toàn xã chỉ còn khoảng 145 hộ nghèo tương đương với 6,5%.
Công tác y tế giáo dục và các chính sách xã hội được quan tâm, chú trọng. Hệ thống điện, đường, trường, trạm được đầu tư nâng cấp và mở rộng giúp cho diện mạo của làng quê Xuân Kỳ ngày càng đổi mới.
Cánh đồng hoa nhài là một trong những chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng của
chính quyền địa phương, đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân
Thực hiện đề án dồn điền đổi thửa và xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, đến nay xã Đông Xuân đã hoàn thành thí điểm dồn điền đổi thửa ở thôn Đình bước đầu đi vào sản xuất tập trung, đưa cơ giới hoá và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giảm sức lao động. Các thôn còn lại đang tích cực đầy mạnh chủ trương này tiến tới hoàn thành mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn xã.
Riêng đối với thôn Xuân Kỳ, thời gian tới chi bộ Đảng tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động phát triển kinh tế- văn hóa xã hội. Trong đó tập trung vào công tác dồn điền đổi thửa, xây dựng nông thôn mới, đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, cùng với toàn đảng, toàn dân đoàn kết xây dựng dời sống văn hóa ở khu dân cư.
Thế hệ trẻ thôn Xuân Kỳ hôm nay tự hào với mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, luôn gìn giữ những giá trị văn hoá, lịch sử, truyền thống cách mạng, đồng thời phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo trong thời kỳ đổi mới, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Nguồn Báo Giáo dục & Thời đại