Giải mã những lầm tưởng về vi-rút và vi khuẩn

Hãy kiểm tra lại những kiến thức của bạn về các loại vi trùng gây bệnh cũng như ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe.

1. Nếu hệ miễn dịch đã khỏe mạnh thì không cần phải tiêm phòng. Hơn nữa, vắc-xin không an toàn, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm

Sự thật là: Vắc-xin sẽ kết hợp với hệ miễn dịch của cơ thể giúp đánh bại sự lây nhiễm. Một báo cáo về sự liên quan giữa vắc-xin MMR vói tính tự kỷ đã được vạch trần bởi những bằng chứng khoa học rất rõ ràng cho thấy, việc tiêm vắc-xin không phải là nguyên nhân gây ra căn bệnh này như những thông tin đã có trước đó. Vắc-xin thật sự là cách phòng bệnh an toàn, có hiệu quả và là sự bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe để đánh bại các căn bệnh lây nhiễm.

 
Ảnh minh họa.

2. Có thể ngừng uống kháng sinh khi đã cảm thấy khỏe hơn

Sự thật là: Thuốc kháng sinh cần có thời gian để phát huy hoàn toàn tác dụng chữa trị các căn bệnh do nhiễm khuẩn. Bạn phải uống đầy đủ liều lượng mà bác sĩ kê đơn để đảm bảo rằng sự viêm nhiễm được chữa trị dứt điểm ngay cả khi đã cảm thấy cơ thể khỏe hơn.

3. Khi bị cảm lạnh hay cảm cúm, sử dụng thuốc kháng sinh sẽ giúp chúng ta cảm thấy đỡ hơn

Sự thật là: Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng khống chế vi khuẩn. Phần lớn các căn bệnh như ho, đau tai, đau họng, các dạng cảm cúm hay cảm lạnh đều do vi-rút gây ra. Thuốc kháng sinh không thể tiêu diệt vi-rút và cũng không giúp bạn hồi phục lại sau khi đã bị lây bệnh.

4. Những loại thuốc trị ho và cảm lạnh đều có tác dụng phòng chống những căn bệnh lây nhiễm

Sự thật là: Các loại thuốc hạ sốt, khi sử dụng riêng lẻ hay dùng kết hợp với các thuốc làm thông mũi, thuốc có chứa chất kháng histamine, thuốc trị ho đều không thể chữa trị được bệnh. Chúng chỉ giúp làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu do căn bệnh gây ra cho đến khi hệ miễn dịch của cơ thể đủ khỏe mạnh trở lại để đánh bại được vi-rút gây bệnh. Tuy chúng giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn nhưng họ vẫn có khả năng lây bệnh cho người khác.

Ngoài ra, thuốc trị ho và cảm lạnh sẽ không có tác dụng mà thậm chí còn gây nguy hiểm cho trẻ em. Do đó, cần lưu ý không cho trẻ uống những loại thuốc này.

5. Rửa và lau tay sạch vẫn không thể tẩy hết vi trùng

Sự thật là: Rửa tay bằng xà phòng hay dùng dung dịch rửa tay có cồn diệt khuẩn cũng là một biện pháp bảo vệ bạn tránh bị vi trùng (superbug) tấn công. Ngoài ra, chúng cũng có khả năng tẩy sạch vi-rút, vi khuẩn. Vi trùng có thể cản trở một số loại thuốc kháng sinh phát huy tác dụng, khiến căn bệnh lây nhiễm khó điều trị hơn nhưng sử dụng xà phòng diệt khuẩn luôn là cách hiệu quả để giữ cho đôi tay sạch sẽ.

6. Không phải lo lắng nhiều khi bị sốt nhẹ, không quá cao

Sự thật là: Ngay cả khi bị sốt ở nhiệt độ thấp thì thông thường, đó cũng là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang phải chiến đấu với một sự lây nhiễm nào đó. Nếu sốt đi kèm với các triệu chứng như ho, ói mửa, tiêu chảy hay phát ban… thì những dấu hiệu này đều cho thấy bạn đang bị nhiễm bệnh, có thể lây truyền sang cho người khác. Trong trường hợp này, bạn nên ở nhà và tự cách ly. Cần gọi điện hoặc gặp trực tiếp bác sĩ để khám nếu các triệu chứng trở nên nặng hơn.

7. Nên sử dụng nước rửa chén diệt khuẩn để giúp chén đĩa hoàn toàn sạch sẽ và an toàn

Sự thật là: Nước rửa chén thông thường cũng như bột giặt đều đủ sức đảm đương tốt nhiệm vụ rửa chén đĩa, giặt sạch quần áo, lau chùi, vệ sinh nhà cửa hay rửa tay… Tính chất kháng khuẩn trong các loại xà phòng và bột giặt có thể là nguyên nhân dẫn đến sự kháng thuốc ở các loại sâu bọ tồn tại trong môi trường. Điều này về sau, sẽ làm cho việc điều trị các căn bệnh lây nhiễm trở nên khó khăn hơn.

8. Thực phẩm hữu cơ an toàn hơn

Sự thật là: Hữu cơ không có nghĩa là chúng không có sâu bọ. Trên thực tế, nguy cơ lây nhiễm bệnh ở rau xanh và trái cây hữu cơ còn cao hơn nếu như chúng không được rửa đúng cách và nấu chín trước khi ăn.

9. Sữa không tiệt trùng tốt hơn cho sức khỏe

Sự thật là: Chưa có tài liệu nào khẳng định rằng sữa không tiệt trùng có lợi ích cho sức khỏe hơn so với sữa tiệt trùng mà ngược lại, chúng còn đặt gia đình bạn vào nguy cơ lây nhiễm bệnh cao hơn.

10. Vật nuôi trong nhà như mèo, chó… có thể miễn dịch đối với các bệnh lây nhiễm

Sự thật là: Các loại thú nuôi trong nhà mang nhiều vi khuẩn gây bệnh hơn chúng ta nghĩ. Chúng có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh từ nhiều loại vi-rút, vi khuẩn và vật ký sinh khác nhau. Để bảo vệ gia đình cũng như chính bản thân mình, bạn phải luôn rửa tay thật sạch sau khi chơi đùa, tiếp xúc với chúng, khi chạm tay vào thức ăn, đồ chơi hoặc chỗ các con vật nằm. Ngoài ra, cần chú ý rửa tay trước khi chuẩn bị nấu nướng.

Nguồn www.phunuonline.com.vn