NỘI DUNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
NHÀ Ở XÃ HỘI KHU QUY HOẠCH K1
TỈNH NINH THUẬN
PHẦN I
SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
I. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ :
1.Tình hình về nhu cầu nhà ở xã hội tỉnh Ninh Thuận:
- Theo quyết định số 223/2007/QĐ-UBND ngày 04/9/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt đề án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận thì nhu cầu nhà ở xã hội trong toàn tỉnh giai đoạn 2007-2010 và những năm tiếp theo khoảng 5.800 hộ với tổng diện tích sàn trên 271.000 m2.
- Hiện nay, quỹ nhà đã được triển khai bằng nguồn ngân sách là 7.660m2/271.000m2 tương đương 87 căn hộ/5.800 căn hộ, trong đó:
+ Chung cư C2 (ĐN2) Nguyễn Văn Trỗi: 1.140m2- 17 căn hộ.
+ Chung cư C5 Thanh Sơn: 6.520m2- 70 căn hộ.
- Đồng thời, số lượng đơn thuê nhà còn tồn tại Trung tâm Quản lý Nhà và Chung cư chưa có quỹ nhà bố trí là 160 đơn.
- Nhu cầu nhà ở thực tế thuộc đối tượng hưởng ngân sách tính đến ngày 28/08/2011 là 4.970 hộ (chưa bao gồm đối tượng thu nhập thấp ở đô thị, đối tượng tạm cư, đối tượng chính sách).
2. Sự cần thiết đầu tư :
- Nhà ở là một trong những sản phẩm chủ yếu của hoạt động xây dựng, là không gian cư trú, là nơi đảm bảo môi trường sống và tái tạo sức lao động con người, là môi trường văn hóa, giáo dục, tổ ấm hạnh phúc của mọi gia đình và là thước đo cho sự phồn vinh và tiến bộ của xã hội. Đối với mỗi quốc gia, mỗi tỉnh không chỉ là nguồn tài sản có giá trị mà còn thể hiện trình độ phát triển tiềm năng kinh tế và góp phần làm thay đổi diện mạo đô thị. Có nhà ở thích hợp và an toàn là nhu cầu thiết yếu, là nguyện vọng chính đáng của mỗi công dân.
- Trong những năm vừa qua, Đảng bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh đã có sự quan tâm trong việc giải quyết nhà ở của nhân dân tại khu vực đô thị, trong công tác quản lý và phát triển nhà ở cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.
- Tuy nhiên, trong lĩnh vực quản lý và phát triển nhà ở đã và đang xuất hiện nhiều vấn đề bức xúc, cần sớm có chính sách và giải pháp giải quyết. Tình trạng phát triển nhà ở tự phát, không tuân thủ quy định của pháp luật diễn ra phổ biến ở nhiều nơi. Quỹ nhà ở đô thị tuy có sự gia tăng đáng kể, nhưng số lượng nhà xây dựng theo dự án còn thấp. Nhà ở xã hội dành cho các đối tượng có thu nhập thấp tại khu vực đô thị chưa được quan tâm đúng mức. Xu thế xây dựng nhà ở với giá thành cao để bán cho một bộ phận có thu nhập cao đã thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư, nhưng việc phát triển nhà ở giá thấp để bán trả góp, cho thuê ít được quan tâm, loại hình nhà ở này chủ yếu được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách. Yếu tố xã hội của lĩnh vực nhà ở bị lấn át bởi cơ chế kinh doanh thương mại. Giải quyết nhà ở cho các đối tượng chính sách nói chung và các đối tượng hưởng lương từ ngân sách, đối tượng thu nhập thấp tại khu vực đô thị, đối tượng hình thành sau khi đô thị hóa các khu dân cư chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một trong những vấn đề búc xúc hiện nay.
- Với tình hình thực trạng nhu cầu nhà ở xã hội nêu trên, để đáp ứng nhu cầu nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận là cần thiết và cấp bách. Nhằm từng bước đáp ứng một phần nhu cầu nhà ở cho các đối tượng có nhu cầu nhà ở , đặc biệt là khu vực thành phố Phan Rang – Tháp Chàm là trung tâm chính trị của tỉnh trong những năm tiếp theo.
- Vì vậy việc lập dự án đầu tư xây dựng Nhà ở xã hội tỉnh Ninh Thuận, tại khu quy hoạch K1, thuộc Phường Thanh Sơn, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận là yêu cầu cấp bách đáp ứng nơi ở phục vụ cho các đối tượng chính sách và đối tượng có thu nhập thấp.
3. Mục tiêu đầu tư :
- Đầu tư xây dựng công trình Nhà ở xã hội tỉnh Ninh Thuận, tại khu quy hoạch K1, thuộc Phường Thanh Sơn, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận với những mục tiêu chính như sau :
- Đáp ứng nhu cầu có chỗ ở để phục vụ cho các đối tượng chính là cán bộ, công chức, viên chức; sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân hưởng lương từ ngân sách nhà nước, đối tượng có thu nhập thấp tại khu vực thành phố Phan Rang – Tháp Chàm để cho thuê, và đối tượng tạm cư để thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố Phan Rang – Tháp Chàm. Từng bước tạo thêm quỹ nhà nâng cao chất lượng nhà ở, tạo động lực phát triển đô thị bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm thực hiện có kết quả các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, mặt khác góp phần vào cảnh quan cho đô thị thành phố Phan rang – Tháp Chàm được khang trang hơn.
II. CƠ SỞ LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ :
Các văn bản pháp lý :
- Căn cứ luật Nhà ở;
- Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc quản lý chất lượng công trình xây dựng ;
- Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ;
- Căn cứ Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình ;
- Căn cứ Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ Về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở;
- Căn cứ Thông tư 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ xây dựng Về vịêc Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ;
- Căn cứ Quyết định số 26/2004/QĐ-BXD ngày 02/11/2004 của Bộ trưởng Bộ xây dựng Về việc ban hành TCXDVN 323:2004 “ Nhà ở cao tầng – Tiêu chuẩn thiết kế”;
- Căn cứ Công số : 957/QĐ-BXD ngày 29/09/2009 của Bộ trưởng Bộ xây dựng về việc công bố định mức chi phí Quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình;
- Căn cứ thông tư 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ xây dựng về việc hướng dẫn lập và quản lý chi phí và đầu tư xây dựng công trình;
- Căn cứ Nghị Quyết số 27-NQ/TU ngày 24/11/2003 của Tỉnh ủy Ninh Thuận Về phát triển nhà ở đô thị đến năm 2005-2010;
- Căn cứ Nghị Quyết số 02/2007/NQ-HĐND ngày 31/07/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận Về việc phê duyệt Đề án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;
- Căn cứ Quyết định số 223/2007/QĐ-UBND ngày 04/9/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận Phê duyệt Đề án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;
- Căn cứ Quyết định số 152/2009/QĐ-UBND ngày 29/05/2009 của UBND tỉnh Ninh Thuận Về việc Ban hành Quy định một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;
- Căn cứ Quyết định số 594/QĐ-UBND ngày 17/3/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Về việc phân bổ vốn và giao danh mục chuẩn bị đầu tư kế hoạch năm 2011;
- Căn cứ Công văn số 1252/UBND-TH ngày 01/4/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận Về việc bố trí nguồn kinh phí thực hiện các dự án nhà ở xã hội;
- Căn cứ Quyết định số 157/2011/QĐ-UBND ngày 07/04/2011 của UBND tỉnh Ninh Thuận Về việc điều chỉnh dự toán xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;
- Căn cứ Công văn số 1622/UBND-XDCB ngày 25/4/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Về việc chấp thuận địa điểm xây dựng nhà ở xã hội;
- Căn cứ Quyết định số 1170/QĐ-UBND ngày 25/05/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Về việc cho phép đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Đông Bắc (Khu K1), thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận;
- Căn cứ Quyết định số 254/QĐ-UBND ngày 26/01/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Khu đô thị mới Đông Bắc (Khu K1), của Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Thành Đông;
- Căn cứ Công văn số 1289/SXD-QLXD ngày 04/08/2010 của Sở xây dựng tỉnh Ninh Thuận Về việc triển khai áp dụng Thông tư số 04/2010/TT-BXD hướng dẫn lập và quản lý chi phí và đầu tư xây dựng công trình;
- Căn cứ Công văn số 526/SXD-QLN&TTBĐS ngày 28/3/2011 của Sở xây dựng tỉnh Ninh Thuận Về việc đề xuất về nguồn vốn để thực hiện dự án nhà ở xã hội trong năm 2011;
- Căn cứ Quyết định số 562/QĐ-SXD ngày 05/4/2011 của Sở xây dựng tỉnh Ninh Thuận Về việc phân bổ kế hoạch vốn chuẩn bị đầu tư năm 2011;
- Căn cứ Công văn số 600/SXD-QLN&TTBĐS ngày 07/4/2011 của Sở xây dựng tỉnh Ninh Thuận Về việc chấp thuận địa điểm và quy mô lập dự án xây dựng nhà ở xã hội;
- Căn cứ Quyết định số 757/QĐ-SXD ngày 09/5/2011 của Sở xây dựng tỉnh Ninh Thuận Về việc giao Trung tâm quản lý nhà và Chung cư thực hiện nhiệm vụ Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội tại Khu quy hoạch K1, phường Thanh Sơn, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm;
- Căn cứ Quyết định số 165B/QĐ-TT ngày 05/07/2011 của Giám đốc Trung tâm quản lý nhà và Chung cư về việc phê duyệt nhiệm vụ khảo sát, lập Dự án đầu tư xây dựng công trình Nhà ở xã hội tỉnh Ninh Thuận;
- Căn cứ Quyết định số 186/QĐ-TT ngày 21/07/2011 của Giám đốc Trung tâm quản lý nhà và Chung cư về việc phê duyệt kết quả chỉ định thầu khảo sát, lập Dự án đầu tư xây dựng công trình Nhà ở xã hội tỉnh Ninh Thuận;
- Căn cứ hợp đồng tư vấn số 101 /KS-LDA-TVSD giữa Công ty Tư vấn đầu tư xây dựng Sông Dinh và Trung tâm quản lý nhà và Chung cư ký ngày 22 tháng 07 năm 2011;
PHẦN II
ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG VÀ DIỆN TÍCH CHIẾM ĐẤT
1. Hiện trạng khu đất :
- Hiện khu đất xây dựng nằm trong khu quy hoạch K1, được Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Thành Đông đầu tư tại khu quy hoạch K1, phường Thanh Sơn, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
2. Địa điểm xây dựng: Thuộc Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng ( tỷ lệ 1/500) dự án khu đô thị mới Đông Bắc (Khu K1), phường Thanh Sơn, thành phố Phan Rang – Tháp chàm, tỉnh Ninh Thuận.
+ Tứ cận :
- Đông giáp : Đường quy hoạch.
- Tây giáp : Đường quy hoạch.
- Nam giáp : Đường quy hoạch.
- Bắc giáp : Đường quy hoạch.
Tổng diện tích khu đất quy hoạch khoảng: S = 22.065,0 m2. Trong đó: Tổng diện tích đất xây dựng Nhà ở xã hội khu quy hoạch K1 khoảng 18.272,0 m2, phần diện tích còn lại giao cho Xí nghiệp xây dựng Lưỡng Bằng để xây nhà ở cho công nhân, người có thu nhập thấp khoảng 3.793,0 m2 ( theo công văn số 1980/UBND-XDCB ngày 20/05/2011);
3. Điều kiện cơ sở hạ tầng : ( Đấu nối hệ thống chung thuộc dự án khu K1 )
a) Cấp thoát nước :
_ Cấp nước :
Đã có hệ thống cấp nước tại khu vực trong thành phố Phan Rang – Tháp Chàm. ( thuận lợi cho việc đấu nối ).
_ Thoát nước :
Hệ thống thoát nước hiện tại trên đường Quy hoạch.
b) Cấp điện : Đã có hệ thống điện lưới phục vụ cho sinh hoạt và chiếu sáng tại địa phương , nơi xây dựng công trình.
c) Đường giao thông : Giao thông hiện là tuyến đường Quy hoạch. Tương lai đấu nối mạng lưới giao thông trong khu vực trung tâm đô thị thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.
PHẦN III
QUY MÔ CÔNG TRÌNH VÀ PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ
I. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC ĐẦU TƯ :
1. Cơ sở xác định quy mô :
- Quy mô đầu tư xây dựng Nhà ở xã hội tỉnh Ninh Thuận dựa trên những cơ sở sau:
- Căn cứ Quyết định số 26/2004/QĐ-BXD ngày 02/11/2004 của Bộ trưởng Bộ xây dựng Về việc ban hành TCXDVN 323:2004 “ Nhà ở cao tầng – Tiêu chuẩn thiết kế”;
- Căn cứ Quyết định số 223/2007/QĐ-UBND ngày 04/9/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận Phê duyệt Đề án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;
- Căn cứ nhu cầu thực tế: 4.970 hộ. ( kèm theo bảng tổng hợp nhu cầu nhà ở xã hội giai đoạn 2011-2015);
2. Hình thức đầu tư:
- Xây dựng mới Dự án Nhà ở xã hội tỉnh Ninh Thuận, tại khu quy hoạch K1, phường Thanh Sơn, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
II. QUY MÔ CÔNG TRÌNH VÀ TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ:
1. Giải pháp tổng mặt bằng :
- Do khu đất có 4 mặt đều tiếp giáp với các trục đường Quy hoạch, nên bố trí các Đơn nguyên nhà ở đều tiếp cận trực tiếp các trục đường quy hoạch, nhằm khai thác hết hiệu quả cho các dịch vụ của các trục đường chính trong khu quy hoạch. Bố trí các Đơn nguyên ( ĐN1, ĐN2) nhà ở 7 tầng nằm về hướng Bắc, và hướng Tây của khu đất. Phần đất còn lại về hướng Nam của khu đất giao cho Xí nghiệp xây dựng Lưỡng Bằng, phía trong bố trí lõi cây xanh kết hợp bãi đỗ xe, sân TDTT.
- Cách bố trí tổng mặt bằng như vậy vừa đảm bảo cho các Đơn nguyên nhà ở vừa tiếp cận được các hướng gió chủ đạo cho toàn công trình, cũng tạo được tầm nhìn cho tổng thể toàn khu. Cách tiếp cận giao thông đối ngoại, đối nội thuận tiện cho người sử dụng, không bị chồng chéo, tạo không gian thoáng mát, hài hòa cho toàn khu vực.
3. Tiêu chuẩn thiết kế công trình:
. Bộ Quy chuẩn xây dựng Việt Nam
. QCVN 06: 2010/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình;
. TCXDVN 323 : 2004. Nhà cao tầng. Tiêu chuẩn thiết kế:
. TCVN 3905 : 1984. Nhà ở và nhà công cộng. Thông số hình học
. TCVN 6160-1996. Phòng cháy, chữa cháy- Nhà cao tầng- Yêu cầu thiết kế
. TCVN 5760-1993. Hệ thống chữa cháy-Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng
. TCVN 5738: 2001. Hệ thống báo cháy- Yêu cầu kỹ thuật
. TCVN 5687-1992. Thông gió, điều tiết không khí và sưởi ấm- Tiêu chuẩn thiết kế
. TCVN 4474-1987. Thoát nước bên trong- Tiêu chuẩn thiết kế
. TCVN 4513-1988.Cấp nước bên trong- Tiêu chuẩn thiết kế
. TCVN 4605-1988. Kỹ thuật nhiệt- kết cấu ngăn che- Tiêu chuẩn thiết kế
. TCVN 5744-1993. Thang máy-Yêu cầu an toàn trong lắp đặt và sử dụng
. TCXD 16-1986. Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng
. TCXD 29-1991. Chiếu sáng tự nhiên trong công trình dân dụng
. TCXD 25-1991. Đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng-Tiêu chuẩn thiết kế
. TCXD 27-1991. Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng-Tiêu chuẩn thiết kế
. TCXDVN 266-2002. Nhà ở- Hướng dẫn xây dựng công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng
. TCXDVN 338 – 2005. Kết cấu thép. Tiêu chuẩn thiết kế
. TCXDVN 5573 - 1991Kết cấu gạch đá. Tiêu chuẩn thiết kế
. TCVN 2737-1995.Tải trọng và tác động. Tiêu chuẩn thiết kế
. TCXDVN 356-2005. Kết cấu bêtông cốt thép. Tiêu chuẩn thiết kế
. TCVN 205 : 1998. Móng cọc – Tiêu chuẩn thiết kế
. TCXD 198 : 1997. Nhà cao tầng – Thiết kế bê tông cốt thép toàn khối
. TCXDVN 375 : 2006. Thiết kế công trình chịu động đất
Và các tiêu chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn ngành khác co liên quan.
PHẦN IV
GIẢI PHÁP KỸ THUẬT THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH
I. GIẢI PHÁP KỸ THUẬT :
1. Giải pháp kiến trúc:
a. Các Đơn nguyên nhà ở ( ĐN1, ĐN2) :
- Nhà cấp III, 07 tầng, Trụ, dầm sàn BTCT chịu lực, tường xây gạch bao che. Nền lát gạch Ceramic 400x400. Tường xây gạch Tuynen. Mái bằng sàn BTCT dày 80, ở trên có lớp gạch ghế chống nóng. Chỉ đóng trần tầng trệt và các khu vệ sinh trong căn hộ, để che các hệ thống kỹ thuật đường ống, trần thạch cao khung nhôm chìm. Hệ thống cửa đi, cửa sổ dùng cửa kính khung nhôm, kính dày 8 ly, riêng tòan bộ cửa sổ dùng cửa đẩy, kết hợp cửa sắt kéo Đài Loan. Toàn bộ công trình trát Manhetic và sơn nước.
b. Sân đường nội bộ:
- Loại 1: Nền lát gạch Coric KT 250*250*50, VXM mác 50, dày 30, lớp BT đá 4x6 mác 50, dày 100. Lớp đất san nền đầm chặt.
- Loại 2: Nền BT đá 1x2 mác 200, dày 100,lăn nhám cắt roon chóng nứt, lớp BT đá 4x6 mác 50, dày 100. Lớp đất san nền đầm chặt.
c. Bể nước chữa cháy 30-60 m³, bể nước sinh hoạt 20-40 m3:
- Toàn bộ thành và đáy bể bằng BTCT. Nền bể có lớp BT đá 4*6 mác 50 dày 100. Toàn bộ trong lòng thành có quét các lớp chống thấm theo quy trình, ở trên có tấm đan BTCT dày 80. Hệ thống bể nước được đặt âm xuống nền đất.
d. Hệ thống thoát nước mặt :
- Dùng hệ thống mương xây r= 400 ; I= 1%o, có nắp đan BTCT, thoát ra hệ thống chung đô thị
e. Cây xanh + bãi cỏ :
- Dọc các trục đường trồng cây bóng mát. Trong khuôn viên cây xanh ở giữa trồng cây bóng mát và các cụm cây cảnh, trồng viền bồn hoa trang trí, phần còn lại trồng cỏ.
2. Hệ thống điện:
a.Các tiêu chuẩn áp dụng:
+ TCXD 16 - 1986 : Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng;
+ TCXD 25 - 1991 : Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng. Tiêu chuẩn thiết kế;
+ TCXD 27 - 1991 : Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng. Tiêu chuẩn thiết kế;
+ TCXD 319 - 2004 : Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp. Yêu cầu chung ;
+ TCVN 5681 – 1992 : Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng. Chiếu sáng điện công trình phần ngoài nhà;
+ TCXD 95 – 1983 : Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình xây dựng dân dụng;
b. Giải pháp thiết kế:
- Nguồn điện cấp cho công trình được đấu nối từ đường hạ thế hiện có tại các trục đường quy hoạch. Toàn bộ hệ thống điện đi ngầm. Tổng công suất đảm bảo cho nhu cầu của các thiết bị chiếu sáng, điện sinh hoạt, điện cho hoạt động của các máy móc.
- Toàn bộ hệ thống điện thiết kế cho công trình được bố trí các thiết bị bảo vệ quá tải, ngắn mạch, chống giật.
- Hệ thống dây điện, dây điện thoại là loại dây đồng bọc PVC luồng vào ống nhựa cứng đi ngầm tường, sàn.
- Toàn bộ công trình bố trí các cột đèn chiếu sáng trang trí khuôn viên bằng trụ đèn cao 11,0m, 3,0m , và đèn một số loại đèn trang trí khác. Toàn bộ các loại đèn dùng loại chuyên dụng chống thấm nước. Dây dẫn điện bằng đồng bọc PVC loại đi ngầm dưới đất.
- Toàn bộ các hộ sử dụng điện điều có lắp đặt 1 đồng hồ điện riêng, đặt tại phòng kỹ thuật điện.
3. Hệ thống nước sinh hoạt:
a.Các tiêu chuẩn áp dụng:
+ TCVN 4513 -1988 : Cấp nước bên trong. Tiêu chuẩn thiết kế;
+ TCVN 4474 -1987 : Thoát nước bên trong. Tiêu chuẩn thiết kế;
+ TCVN 5673 -1992 : hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng. Cấp thoát nước bên trong;
b. Nhu cầu dùng nước sinh hoạt:
- Nước sinh hoạt cho 1 người ở trong nhà là; 100 – 150 lít/người/ngày.
- Dự kiến số người số trong khu dự án là: 1.637 người.
- vậy nhu cầu dùng nước trong ngày là:
Q1= 1.637 người x 120 lít/người/ngày = 196,44 m3/ngày.
- Dự kiến hao hụt là 5% Q1:
- Q2 = 5% x 196,44 m3/ngày = 9,82 m3/ngày.
- Vật nước sinh hoạt cần dùng là:
Qsh = Q1+Q2 = 206,26 m3/ngày.
- Nước tưới cây, rữa đường được đấu nối với hệ thống nước của khu quy hoạch.
c. Giải pháp thiết kế cấp nước sinh hoạt:
- Nguồn nước sinh hoạt được cung cấp từ hệ thống cấp nước thành phố vào bể nước sinh hoạt từ 20-40m3, sau đó dùng máy bơm lên bồn chứa nước trên mái. Toàn bộ ống và thiết bị lắp âm tường.Ống cấp nước loại ống PPR chịu áp lực ≥ 12,5kg/cm2, ống thoát dùng ống PVC chịu áp lực ≥ 6,0kg/cm2.
- Hệ thống cấp nước cứu hỏa độc lập với hệ thống cấp nước sinh hoạt.
- Toàn bộ các hộ sử dụng nước điều có lắp đặt 1 đồng hồ nước riêng, đặt tại phòng kỹ thuật nước.
d. Giải pháp thiết kế thoát nước sinh hoạt, nước mưa:
- Hệ thống nước thải sinh hoạt được tách riêng nước phân tiểu và nước tắm rửa, sinh hoạt:
+ Nước thải phân tiểu được xử lý ở bể tư hoại và tự thấm xuống đất.
+ Nước tắm rửa sinh hoạt được đưa về các hố ga, sau đó được đấu nối với hệ thống xử lý chung của đô thị.
- Hệ thống thoát nước mưa và nước mặt của công trình được thu vào hệ thống mưa thoát bố trí quanh công trình, sau đó được đấu nối với hệ thống thoát nước chung của thành phố.
4. Hệ thống cấp nước phòng cháy chữa cháy vách tường bên trong nhà:
a.Các tiêu chuẩn áp dụng:
+ TCVN 5828 -1993 : Hệ thống chữa cháy. Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng;
+ TCVN 2622-1995: Phòng chống cháy cho nhà và công trình. Yêu cầu thiết kế;
+ TCVN 6161-1996: Phòng cháy chữa cháy – Nhà cao tầng. Yêu cầu thiết kế;
+ TCVN 6379-1998: Thiết bị chữa cháy;
+ TCVN 3890-2009: Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình trang bị bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng;
+ QCVN 06: 2010/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình;
b. Nhu cầu dùng nước chữa cháy trong nhà:
b.1 Đơn nguyên 1:
- Lưu nước chữa cháy trong công trình phải đảm bảo yêu cầu cho 1 đám cháy. Lưu lượng mỗi họng là 2,5 lít/giây và được duy trì trong 3 giờ.
- Qcc = 2,5 lít x 3600 x 3 = 27,0 m3.
b.2 Đơn nguyên 2:
- Lưu nước chữa cháy trong công trình phải đảm bảo yêu cầu cho 1 đám cháy. Lưu lượng mỗi họng là 2,5 lít/giây và được duy trì trong 3 giờ, sử dụng 2 họng chữa cháy
- Qcc = 2,5 lít x 3600 x 3 x 2 = 54,0 m3.
c. Giải pháp thiết kế:
- Hệ thống chữa cháy dùng công nghệ bán tự động gồm 3 máy bơm chữa cháy chuyên dụng, 1 máy bơm động cơ xăng TOHASHU V75, 1 bơm điện ( dùng bơm bù áp cho đường ống ). Công suất 5HP luôn đảm bảo duy trì áp lực nước thường xuyên trong đường ống.
- Hệ thống bơm chữa cháy sẽ tự kích hoạt khi có sự tụt áp dưới ngưỡng di trì lần lượt theo thứ tự: Bơm bù áp- Động cơ 3 pha 15-30HP- Đông cơ xăng TOHASHU V75. Khi có sự cố xảy ra van chữa cháy mở thì bơm bù áp và bơm 30HP sẽ tự kích hoạt. Sau năm phút vì một lý do nào đó động cơ điện 3 pha 30Hp không thể hoạt động thì ta phải vận hành máy bơm chữa cháy động cơ xăng TOHATSU bằng tay.
- Hệ thống cấp nước chữa cháy cho công trình được lấy nước từ bể nước chữa cháy 30-60 m3 thông qua bơm nước chuyên dụng dẫn đến các tủ chữa cháy bố trí áp vách, cách sàn 1,25m tại các tầng
- Toàn bộ ống, hộp chữa cháy bố trí âm tường
- Ống cấp nước chữa cháy dùng ống thép tráng kẽm D75, D60, được sơn 1 lớp chống rỉ, 2 lớp phủ. Toàn bộ ống và phụ kiện chịu áp lực > 15kg/cm2.
- Hệ thống chữa cháy dùng công nghệ 1 máy bơm động cơ xăng TOHASHU V75, 1 bơm điện Công suất 15-30HP.
5. Hệ thống báo cháy tự động cho công trình:
a.Các tiêu chuẩn áp dụng:
+ TCVN 5738 - 2001 : Hệ thống báo cháy tự động. Yêu cầu kỹ thuật;
+ TCXD 218 - 1998 : Hệ thống phát hiện cháy và báo động cháy. Quy định chung;
b. Giải pháp thiết kế:
- Hệ thống báo cháy tự động thiết kế đảm bảo khi phát hiện ra sự cố cháy thông qua các đầu báo cháy sẽ truyền tín hiệu về trung trung tâm xử lý đặt tại nhà trực bảo vệ, và phòng kỹ thuật. Tại đây chúng ta có thể biết được khu vực nào cháy và có biện pháp xử lý kịp thời. Tại các vị trí dễ phát hiện lắp thêm các nút nhấn khẩn, đèn báo cháy và kòi báo động.
- Đầu báo cháy lắp trên trần nhà, toàn bộ dây tín hiệu luồng ống nhựa cứng đi ngầm tường, sàn.
- Trung tâm báo cháy được nối tiếp đất theo quy định hiện hành.
6. Hệ thống chống sét:
a.Các tiêu chuẩn áp dụng:
+ TCXDVN 46:2007 : Chống sét cho công trình xây dựng-Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống;
b. Giải pháp thiết kế:
- Toàn bộ công trình được thiết kế chống sét đánh thẳng. Kim thu sét loại 1 kim có bán kính bảo vệ cấp III là 41m. Dây dẫn sét và dây tiếp đất là loại dây đồng có tiết diện 100mm2, dây dẫn sét từ kim thu sét đến hộp kiểm tra điện trở được luồn vào ống nhựa PVC , hộp kiểm tra điện trở đặt cách mặt đất 1,5m, cọc tiếp tiếp địa loại sắt mạ đồng D16, L=2,4m. Hệ thống tiếp địa có điện trở R≤ 10Ω. Toàn bộ công trình sử dụng 05 kim cho 05 đơn nguyên.
7. Hệ thống thông tin mạng, hệ thống mạng truyền hình:
- Hệ thống mạng điện thoại, mạng truyền hình: Toàn bộ tòa nhà sử dụng hệ thống mạng điện thoại, mạng truyền hình thông qua hộp đấu tổng đặt tại phòng tổng đài, toàn bộ dây tín hiệu luốn ống nhựa cứng đi âm tường, trần. Các dây đi thẳng không được nối.
- Toàn bộ các hộ sử dụng mạng điện thoại và truyền hình, điều có lắp đặt 1 đường dây riêng, toàn bộ tập trung chờ đấu nối tại phòng kỹ thuật điện tầng trệt.
8. Giải pháp kết cấu: ( xem thiết minh kết cấu )
- Hệ kết cấu của nhà là khung bê tông cốt thép toàn khối chịu lực, có liên kết giữa cột với dầm là nút cứng, liên kết cột với móng là ngàm tại mặt móng.
- Toàn bộ dầm, khung bê tông cốt thép tính toán theo điều kiện biến dạng thứ nhất, kết quả tính toán và tổ hợp nội lực được thực hiện bởi chương trình SAP 2000-V10.01.
- Công trình nhà cao từ 7 tầng có các đặc điểm chính: Tải trọng thẳng đứng có giá trị lớn, công trình cần có độ ổn định với tải trọng ngang, công trình nhạy với độ lún dễ gây ảnh hưởng bất lợi đến các công trình khác lăn cận. Do đó chọn phương án móng là móng cọc ép. Việc thiết kế móng cọc ép sẽ đảm bảo:
+ Độ lún cho phép
+ Sức chịu tải cho cọc
+ Công nghệ thi công hợp lý, không làm ảnh hưởng đến các công trình lân cận và ảnh hưởng đến môi trường.
+ Tính toán và kiểm tra cọc ma sát theo điều kiện và cường độ (Trạng thái giới hạng thứ 1 )
+Tính toán và kiểm tra nền móng cọc ma sát theo điều kiện biến dạng (Trạng thái giới hạng thứ 2).
9. Giải pháp thi công:
- Do nằm trong khu vực có gió xoáy nên triển khai thi công cần theo đúng quy trình kỹ thuật và hồ sơ thiết kế, đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường cho khu vực thi công công trình.
- Các chi tiết liên kết sắt thép cần được sơn bảo vệ, thi công đúng kỹ thuật để tránh tác động của môi trường xâm thực mạnh.
- Khi thi công tuân thủ đúng theo đồ án thiết kế được duyệt, tuân thủ theo quy trình kỹ thuật thi công, nghiệm thu và xây dựng theo quy định quản lý đầu tư xây dựng hiện hành.
- Trước khi thi công phải có biện pháp kỹ thuật thi công hợp lý, được cấp thẩm quyền phê duyệt mới triển khai thi công.
10. Giải pháp môi trường:
- Toàn bộ hoạt động của khu Nhà ở xã hội khu quy hoạch K1, không có chất thải nguy hại đến môi trường sống, các nước thải sinh hoạt được xử lý qua bể tự hoại trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung của toàn khu. Cây xanh, hoa kiểng, thảm cỏ là thành phần quan trọng cần thiết hình thành cảnh quan của toàn khu sẽ được trồng, và được chăm sóc thường nhật, góp phần tạo vi khí hậu và tôn tạo khoảng không gian xanh, chọn lựa tạo dáng và tạo bóng mát phù hợp với khu vực chung.
- Rác sinh hoạt được thu vào gian rác ở các tầng ( thông xuống tầng trệt ), sau đó sẽ được xe rác đến gom rác theo định kỳ và chở đến trạm xử lý rác của khu vực.
11. Vật liệu sử dụng cho công trình:
- Vật liệu sử dụng cho công trình là sắt, thép, xi măng, cát, đá, gạch xây là những vật liệu chính, một số vật liệu địa phương như đá chẻ xây móng, đá 4x6, đá 1x2 và một số vật liệu ốp, lát khác,… Một số vật liệu chính cho sự hoàn thiện công trình khác như gạch lát nền, cửa, thiết bị vệ sinh, điện, nước, sơn nước,… nói chung vật liệu tính vào công trình hiện đều có trên thị trường, rất thuận lợi cho việc cung ứng và đầu tư xây dựng.
PHẦN V
TỔNG MỨC ĐẦU TƯ, NGUỒN VỐN:
I. TỔNG MỨC ĐẦU TƯ:
1. Cơ sở tính toán tổng mức đầu tư:
- Về khối lượng xây lắp và thiết bị chủ yếu: Có bản vẽ thiết kế cơ sở làm cơ sở để tính khối lượng chi tiết kèm theo cho từng hạng mục công trình.
- Về định mức, đơn giá áp dụng tính khối lượng:
▪ Văn bản số 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng công bố định mức dự toán xây dựng công trình – Phần Xây dựng.
▪ Văn bản số 1777/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng công bố định mức dự toán xây dựng công trình – Phần Lắp đặt.
▪ Văn bản số 1779/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng công bố định mức dự toán xây dựng công trình – Phần Khảo sát xây dựng.
▪ Đơn giá xây dựng công trình – Phần khảo sát xây dựng; Phần xây dựng; Phần Lắp đặt tỉnh Ninh Thuận ban hành theo Công văn số 769/UBND-KT; 770/UBND-CV; 771/UBND-CV ngày 10/3/2008 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận.
▪ Cước vận chuyển vật liệu ban hành kèm theo Quyết định số 2812/2004/QĐ-UBND ngày 04/5/2004 của UBND tỉnh Ninh Thuận.
▪ Thông tư 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ xây dựng về việc hướng dẫn lập và quản lý chi phí và đầu tư xây dựng công trình.
▪ Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng công bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.
▪ Căn cứ Quyết định số 157/2011/QĐ-UBND ngày 07/04/2011 của UBND tỉnh Ninh Thuận Về việc điều chỉnh dự toán xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;
▪ Công bố số 1244/SXD-QLXD ngày 12/07/2011 của Sở Xây dựng tỉnh Ninh Thuận về việc Công bố giá vật liệu xây dựng Quý III/2011 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận ( kèm theo báo giá tháng 08/2011).
Một số vật tư, trang thiết bị không có trong Công bố có giá liên Sở được các Nhà sản xuất phân phối báo giá kèm theo.
II. NGUỒN VỐN :
1. Cơ cấu nguồn vốn:
- Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng thực hiện dự án nhà ở xã hội tỉnh Ninh Thuận, tại khu quy hoạch K1, phường Thanh Sơn, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, được xác định như sau:
- Theo Quyết định số 223/2007/QĐ-UBND ngày 04/9/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận Phê duyệt Đề án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; Nghị Quyết số 02/2007/NQ-HĐND ngày 31/07/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận Về việc phê duyệt Đề án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; và theo Công văn số 1252/UBND-TH ngày 01/4/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận cho phép sử dụng vốn ngân sách địa phương:
+ Thu tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước;
+ Thu tiền cho thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước phần phải nộp ngân sách 60%;
+ 30% thu tiền sử dụng đất của ngân sách tỉnh hàng năm;
+ Các nguồn vốn hợp pháp khác ( nếu có ).
2. Kế hoạch phân kỳ vốn đầu tư:
- Để đảm bảo tính khả thi đối với nguồn vốn xây dựng và dự kiến thời gian xây dựng toàn bộ dự án là 05 năm, theo hình thức cuốn chiếu.
PHẦN VI
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
I. HIỆU QUẢ KINH TẾ
1. Doanh thu dịch vụ tổng hợp
- Nhà ở xã hội gồm có 01 đơn nguyên 1 và 04 đơn nguyên 2, với tổng diện tích tầng trệt là : 5453,72 m2. Khu vực đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội là :
233,16m2 + ( 468,64 m2 x 4 ) = 2.107,72 m2 .
- Theo Thông tư 37/2009/TT-BXD ngày 01/12/2009, có doanh thu từ các dịch vụ thương mại, nên được tính là :
2.107,72 m2 * 130.000 đồng/ m2 / tháng = 274.003.600đồng * 12 tháng = 3.288.043.200 đồng
- Thuê trong 50 năm = 3.288.043.200 * 50 = 164.402.160.000 đồng
2.Giá thuê nhà chung cư :
- Từ doanh thu dịch vụ thương mại trên, nên được đưa vào để giảm suất đầu tư :
201.251.740.552 – 164.402.160.000 = 36.849.580.552 đồng
- Theo Thông tư 16/2010/TT-BXD ngày 01/9/2010 của Bộ Xây dựng về việc quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 và Thông tư 37/2009/TT-BXD ngày 01/12/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp xác định và quản lý giá dịch vụ nhà chung cư thì giá cho thuê nhà ở xã hội :
Gt = Vđ x Kt + Bt + Ql
Trong đó:
- Gt: là giá thuê 1m2 sàn căn hộ tính theo tháng (đồng/m2/tháng);
- Vđ: là chi phí đầu tư xây dựng 1m2 sàn căn hộ được phân bổ hàng tháng trên nguyên tắc bảo toàn vốn theo công thức sau:
+ Tđ: là tổng chi phí đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội, nhà ở công vụ tại thời điểm bàn giao đưa vào sử dụng;
+ S: là tổng diện tích sàn của dự án;
+ r: là lãi suất bảo toàn vốn đầu tư (tính theo năm) phụ thuộc điều kiện cụ thể của dự án theo quy định Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (đối với dự án được đầu tư từ ngân sách). Theo văn bản số 2086/TB-STC ngày 05/5/2099 của Sở Tài chính thì lãi suất bảo tồn vốn đầu tư r = 5%.
+ n: là số năm thu hồi vốn phụ thuộc điều kiện cụ thể từng dự án theo quy định Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (đối với dự án được đầu tư từ ngân sách); Theo điều 39 của Nghị định 71/2010/NĐ-CP thời gian thuê tối thiểu là 20 năm, tính tối đa là 50 năm.
+ 12 là số tháng trên 01 năm
Như vậy ta sẽ được:
Căn cứ thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính về việc ban hành khung thời gian sủ dụng các loại tài sản cố định. Với danh mục nhà của kiến trúc kiên cố thời gian khấu hao từ 25 – 50 năm. Nên có thể kéo dài thêm thời gian hoàn vốn để giá thuê nhà hạ thấp.
Vậy thời gian hoàn được tính là 50 năm.
II. Chi phí Bảo trì :
- Theo Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ kinh phí bảo trì phần sở hữ chung nhà chung cơ của nhiều chủ sở hữu tính bằng 2% tiền bán nhà. Được xác định theo công thức :
Bt = là phí bảo trì cho 1m2 nhà ở
Ssd = diện tích sàn sử dụng
12 là số tháng trên 01 năm
III. Xác định hệ số phân bổ theo tầng cao của căn hộ Kt :
- Theo Thông tư 16/2010/TT-BXD ngày 01/9/2010 của Bộ Xây dựng về việc quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 và được phân bổ như sau :
K1 = 1,4; K2 = 1,15; K3 = 1; K4 =0,9; K5 = 0,8; K6 = 0,75
- Vậy giá thuê nhà:
Tầng 1= (4.621 * 1,4 ) + 9.214 = 15.683 đồng / tháng
Tầng 2= (4.621 * 1,15 ) + 9.214 = 14.528 đồng / tháng
Tầng 3= (4.621 * 1 ) + 9.214 = 13.835 đồng / tháng
Tầng 4= (4.621 * 0,9 ) + 9.214 = 13.373 đồng / tháng
Tầng 5= (4.621 * 0,8 ) + 9.214 = 12.911 đồng / tháng
Tầng 6= ( 4.621 * 0,75 ) + 9.214 = 12.680 đồng / tháng
- Vậy Nghị định 90/2006/NĐ-CP giá bình quân cho thuê nhà ở xã hội là 13.835 đồng là hợp lý.
IV. Chi phí vận hành
1. Chi phí Quản lý :
- Chi phí bảo vệ, nhân viên vệ sinh, nhân viên vận hành điều kiển thang máy, được sử dụng lao động phổ thông,
1.1 - Chi phí thay thế trang thiết bị : 200.000 x 09 = 1.800.000 đồng / tháng ( 1)
1.2 - Bảo vệ + nhân viên vệ sinh : Lương khoán
18 người x 1.500.000 đồng / tháng = 27.000.000 đồng(2)
1.3 - Nhân viên vệ sinh : Quét dọn + nạo vét kênh mương
+ Lương khoán : 1.000.000 đồng/ tháng/ người x 08 = 8.000.000 đồng /tháng (3)
1.4 Chi phí điện chiếu sáng hàng lang :09 *(710kW )x 1500 đồng /kW = 9.585.000 đồng/ tháng (4)
1.5 Văn phòng phẩm : 25.000đ/ tháng * 10 người = 250.000 đồng / tháng (5)
1.6 Điện thoại, điện nước sinh hoạt = ( 20.000/ máy điện thoại + 30.000 đồng/ tháng + 10.000 đồng/ người) * 10 = 600.000 đồng/ tháng (6)
1.7 Khấu hao : 7.500.000 đồng x 5 máy = 37.500.000 đồng /5 năm = 7.500.000 đồng năm/ 625.000 đồng/ tháng đồng (7)
1.8 Trang thiết bị cho công tác bảo vệ: ( thang leo + đèn pin + đèn + ghế )
+ Thang leo = 750.000 (a)
+ Đèn + ghế = 500.000 (b)
(a) +(b) = 1.250.000 đồng x 10 = 12.500.000 đồng / 3 năm = 4.167.000 năm / 347.200 đồng /tháng (8)
1.9 Chi phí phụ cấp ban quản trị : 1.370.000 đồng /tháng * 10 = 13.700.000 đồng (9)
- Trưởng ban : 822.000 đồng / tháng
- Phó ban 548.000 đồng / tháng
1.10 Hội nghị : 50.000 đồng / tháng x 10 khu = 500.000 đồng ( năm họp 02 lần) (10)
1.11 Bảo dưỡng thiết bị : máy bơm chữa cháy 3 máy, máy bơm nước sinh hoạt sinh hoạt :
- 02 máy = 05 máy x 6 = 30 máy
- 600.000đồng x 30 máy = 18.000.000đồng/ năm /1.500.000 đồng / tháng (11)
1.12 Chi phí điện sử dụng máy bơm nước sinh hoạt : 01 cái bơm nước hoạt động và 01 máy dự phòng
- 01 máy là 7,5HP với lưu lượng là 30m3/h và năng lượng tiêu hao 5,5kW/h. Vậy bể nước ngầm cho sinh hoạt của ĐN 1 là = 20m3 và ĐN 2 = 40m3 mỗi ngày các máy bơm chỉ hoạt động 01 tiếng.
( 5,5kW x 6 máy ) x 1500 đồng /KW = 1.485.000 đồng / tháng
1. 13 Thang máy
- Thang máy 555.000.000 đồng/ thang /10 năm = 55.500.000đồng/ năm/ thang = 4.625.000 đồng / tháng/ thang .
Tổng cộng : 4.625.000 đồng / tháng x 09 thang máy = 41.625.000 đồng (a)
- chi phí bảo dưỡng thang máy : (555.000.000 x 3%)/12 tháng x 09 thang = 12.487.000 đồng (b)
+ Chi phí nhiên liệu thang máy : đối với có tải TB 10 KW/h và hoạt động 15h/ ngày
10kw x 15h x 30 ngày = 4.500 Kw x 1.500 đ/kW = 6.750.000 đồng/ tháng x 09 = 60.750.000 đồng (c)
- Nhân viên vận hành : 1.500.000 đồng / tháng x 09 = 13.500.000 đồng ( d)
Chi phí cho thang máy (a) + (b) +( c) + ( d) = 128.362.000đồng (12)
Tổng cộng : (1) + (2) + (3) + (4 ) + (5) + (6) + (7 ) + (8) + (9) + (10) + (11 ) + (12) + ( 13 )= 192.269.200 đồng /36.403,40 = 5.282 đồng /m2/tháng
2. Phí giữ xe : 432 hộ
1,3 x 432(45.000) = 25.272.000đồng
Ss sử dụng = (6 x 575,84 ) + 6 x ( 1.115,46 x 4 ) = 30.226,08 m2
= 25.272.000/ 30.226,08 m2 = 836 đồng /m2/ tháng
PHẦN VII
PHÂN TÍCH KINH TẾ - XÃ HỘI – MÔI TRƯỜNG
I. LỢI ÍCH KINH TẾ - XÃ HỘI:
- Dự án Nhà ở xã hội khu quy hoạch K1, phường Thanh Sơn là thực hiện chủ trương và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh nhà. Việc định hướng xây dựng là đáp ứng nhu cầu nhà ở bức xúc hiện nay của CBCNV và nhân dân, là điều kiện cần thiết cho quá trình phát triển đô thị. Dự án góp phần tôn tạo cảnh quan đô thị thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, phù hợp với quần thể kiến trúc lân cận, đồng thời tăng ngân sách, tăng thu nhập lao động địa phương, và phục vụ nhu cầu nhà ở xã hội cho tỉnh Ninh Thuận.
- Dự án được thực hiện góp phần giải quyết nhu cầu cấp thiết về nhà ở xã hội tại địa phương, từng bước hoàn thiện khu quy hoạch đô thị, rất phù hợp với chiến lược về quy hoạch phát triển nhà ở xã hội của Trung ương cũng như tỉnh Ninh Thuận trong thời gian tới.
- Dự án hoàn thành sẽ bổ sung thêm quỹ nhà ở tại thành phố Phan Rang –Tháp Chàm là 480 căn hộ, giải quyết chổ ở cho khoảng 1.680 người và cải tạo cảnh quan độ thị, đẩy nhanh tiến độ đô thị hóa là những hệ quả tích cực của dự án.
- Dự án xây dựng Nhà ở xã hội giải quyết vấn đề chính sách xã hội, trong đó nhà ở cho người lao động, người công chức ăn lương nhà nước là yếu tố tiềm ẩn rất lớn sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Thuận.
II. TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN DỰ ÁN:
- Dự án đầu tư Nhà ở xã hội phù hợp vối quy hoạch về nhà ở, góp phần ổn định kinh tế xã hội, tạo ra môi trường xanh – sạch – đẹp và thông thoáng, tiện nghi.
- Phát huy hiệu quả sử dụng của cơ sở hạ tầng đã và sẽ có trong thời gian tới, đảm bảo việc xử lý bảo vệ môi trường đô thị, điều kiện vệ sinh, y tế…
- Góp phần tạo cảnh quan đô thị thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tạo bộ mặt mới cho khu nhà ở xã hội trong quá trình phát triển kinh tế xã hội đi lên, đời sống kinh tế xã hội văn minh và hiện đại.
PHẦN VIII
TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
I. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐẦU TƯ :
- Hoàn chỉnh dự án đầu tư xây dựng Nhà ở xã hội khu quy hoạch K1, thuộc phường Thanh Sơn, TP. Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận dự kiến đưa vào sử dụng giai đoạn 1 tháng 06/2013. Trình tự tiến độ thực hiện:
- Tháng 07 -10/2011 : Lập dự án và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng.
- Tháng 11 -02/2012 : Lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình, và phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình.
- Tháng 03-05/ 2012: Lập hồ sơ mời thầu và phê duyệt kế hoạch đấu thầu.
- Tháng 06/2012 – 06/2013: Tiến hành bàn giao mặt bằng, tổ chức thi công giai đoạn 1
( Thi công cuốn chiếu theo từng Đơn nguyên )
II. HÌNH THỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN:
- Hình thức thực hiện dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý và điều hành dự án.
- Chủ đầu tư là Trung tâm quản lý nhà và chung cư tỉnh Ninh Thuận chịu trách nhiệm thực hiện dự án, thực hiện ký kết các hợp đồng kinh tế với các đơn vị có tư cách pháp nhân thực hiện các công việc chuẩn bị đầu tư, xây lắp, tổ chức nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng theo quy định quản lý đầu tư xây dựng hiện hành.
III. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, VẬN HÀNH NHÀ Ở XÃ HỘI:
- Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành tiêu chuẩn, quy trình xét chọn đối tượng được thuê,; điều kiện được thuê; mẫu hợp đồng thuê;giá thuê nhà ở xã hội;
- Giao Trung tâm quản lý nhà và chung cư là đơn vị trực thuộc Sở Xây dựng, thực hiện chức năng phát triển, tiếp nhận và quản lý quỹ nhà ở xã hội. Đơn vị này sẽ thực hiện nhiệm vụ quản lý các dự án nhà ở xã hội cho thuê, đầu tư từ nguồn vốn ngân sách ( trong giai đoạn đầu tư xây dựng ), vừa là đơn vị quản lý vận hành quỹ nhà ở xã hội ( giai đoạn sau đầu tư ). Đồi với hoạt động quản lý vận hành đơn vị quản lý được hưởng các chế độ đối với đơn vị sự nghiệp và ưu đãi trong hoạt động dịch vụ. Trung tâm quản lý nhà và chung cư có trách nhiệm triển khai thực hiện các dự án phát triển quỹ nhà ở xã hội, đồng thời quản lý quỹ nhà ở được giao, thực hiện việc cho thuê, để thu hồi vốn đầu tư, bảo trì quỹ nhà ở này theo đúng quy định của Nhà nước.
- Kiểm soát, công khai rộng rãi quy trình đăng ký, xét duyệt đối tượng người có thu nhập thấp để tăng cường công tác giám sát cộng đồng đối với công tác này. Căn cứ theo các tiêu chí quy định, Sở Xây dựng – cơ quan thường trực Ban chỉ đạo, chủ trì phối hợp các ngành liên quan xem xét thẩm định đối tượng được thuê, nhà ở xã hội, trước khi trình Ban Chỉ đạo quyết định. Công bố rộng rãi các tiêu chí và kết quả xét để nhân dân thực hiện chức năng giám sát thực hiện. Các cơ quan chức năng có trách nhiệm giám sát, kiểm tra việc lựa chọn đối tượng được thuê nhà ở xã hội.
PHẦN IX
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- Với tình hình nhu cầu nhà ở xã hội nêu trên, để đáp ứng nhu cầu nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận là cần thiết và cấp bách. Nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho các đối tượng có nhu cầu nhà ở trên địa bàn tỉnh trong những năm tiếp theo.
- Vì vậy việc lập dự án đầu tư xây dựng Nhà ở xã hội tại khu K1, phường Thanh Sơn, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận là yêu cầu cấp bách đáp ứng nơi ở phục vụ cho các đối tượng chính sách và người có thu nhập thấp.
Nguồn Trung tâm Quản lý Nhà& Chung cư