Bốn điều cần biết:
Bệnh lây qua đường tay-miệng do tay trẻ bẩn, nhiễm phân hoặc chất tiết có chứa vi-rút Tay-chân-miệng;
Hiện nay chưa có văc-xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu;
Người lớn, đặc biệt là người thường chăm sóc trẻ vẫn khỏe mạnh nhưng có thể mang vi-rút Tay-chân-miệng, nếu lây cho trẻ có thể làm trẻ mắc bệnh.
Để bảo vệ sức khỏe trẻ em, thực hiện việc phòng bệnh là chính.
Ba việc cần làm để phòng bệnh Tay-chân-miệng:
Chỉ các bà mẹ và cô giáo nuôi dạy trẻ là người phòng bệnh cho trẻ tốt nhất bằng những hành động sau đây:
1. Ăn uống sạch:
- Ăn thức ăn chín, uống nước đun sôi để nguội;
- Ăn ngay sau khi nấu xong, che đậy không cho ruồi, gián, chuột chạm vào thức ăn.
- Để thức ăn sống, chín cách biệt nhau; dao, thớt dùng cho thức ăn sống riêng, thức ăn chín riêng. Mỗi trẻ em dùng chén, ly, muỗng riêng.
2. Ở sạch:
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, chăm sóc trẻ, làm thức ăn cho trẻ và sau khi đi vệ sinh, làm vệ sinh cho trẻ, ngay khi xong công việc;
- Rửa tay cho trẻ hoặc hướng dẫn cho trẻ rửa tay nhiều lần trong ngày; mỗi em dùng mỗi khăn riêng;
- Quét nhà, lau nhà hàng ngày bằng các dung dịch sát khuẩn; dọn dẹp nhà cửa thông thoáng;
- Không đi cầu, đổ phân của trẻ em ra ruộng đồng, ao mương, sông suối.
3. Dụng cụ học tập, đồ chơi của trẻ sạch:
- Bàn ghế, dụng cụ học tập, đồ chơi của trẻ phải được vệ sinh, sát khuẩn ít nhất mỗi lần/ ngày bằng dung dịch Cloramine B hoặc nước Javel.
Để phát hiện bệnh sớm: cha mẹ, thầy cô giáo cần khám miệng, bàn tay, bàn chân trẻ mỗi sáng, nếu thấy có những chấm đỏ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế khám ngay.
BS. Nguyễn Năm