Đừng để quyền lợi người lao động bị xâm hại !

(NTO) Nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp… theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động nói chung phải thực hiện nghĩa vụ đóng các khoản bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) và vài năm gần đây còn có thêm khoản phải đóng là bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) ngoài phần đóng góp của chính người lao động. Có thể nói những quy định trên thể hiện tính ưu việt của chế độ ta là quan tâm đúng mức đến việc bảo đảm sức khỏe cũng như các chế độ khác một khi người lao động gặp rủi ro, thất nghiệp hay hết tuổi lao động khả dĩ sẽ bảo đảm được cuộc sống qua nguồn chi trả của BHXH. Với ý nghĩa đó, nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đã thực hiện khá tốt việc trích nộp hàng tháng. Theo báo cáo của cơ quan BHXH tỉnh, chỉ tính đến hết tháng 9 trên địa bàn tỉnh đã thu trên 243 tỷ đồng từ 3 nguồn thu nói trên, đạt 80,82 % kế hoạch năm. Tuy nhiên, cũng theo đơn vị này cho biết hiện vẫn còn nhiều đơn vị sử dụng lao động trong tỉnh vẫn chưa thực hiện đầy đủ việc trích nộp 3 loại bảo hiểm theo quy định. Trong số này, các doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước thường nợ dây dưa kéo dai, né tránh trách nhiệm thực hiện Luật BHXH, BHYT. Đặc biệt có một số đơn vị hành chính, sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước nhưng vẫn để nợ tồn đọng!. Việc làm này vô hình trung đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của người lao động, nhất là một khi gặp rủi ro…

Với ý nghĩa đó, nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đã thực hiện khá tốt việc trích nộp hàng tháng. Theo báo cáo của cơ quan BHXH tỉnh, chỉ tính đến hết tháng 9 trên địa bàn tỉnh đã thu trên 243 tỷ đồng từ 3 nguồn thu nói trên, đạt 80,82% kế hoạch năm. Tuy nhiên, cũng theo đơn vị này cho biết hiện vẫn còn nhiều đơn vị sử dụng lao động trong tỉnh vẫn chưa thực hiện đầy đủ việc trích nộp 3 loại bảo hiểm theo quy định. Trong số này, các doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước thường nợ dây dưa kéo dài, né tránh trách nhiệm thực hiện Luật BHXH, BHYT. Đặc biệt có một số đơn vị hành chính, sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước nhưng vẫn để nợ tồn đọng!. Việc làm này vô hình trung đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của người lao động, nhất là một khi gặp rủi ro…

Theo thống kê, tổng số đơn vị còn nợ BHXH, BHYT, BHTN trong tỉnh trên 24,5 tỷ đồng, trong đó các đơn vị có số nợ từ 3 tháng trở lên chiếm trên 11 tỷ đồng. Có thể kể ra một số doanh nghiệp có số nợ lớn như Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Sơn Long Thuận đã 8 tháng chưa đóng cho người lao động, với số nợ trên 456,4 triệu đồng; Công ty TNHH Tư vấn Thiết kế Xây dựng Phú Mỹ, nợ 7 tháng với trên 212,6 triệu đồng; Công ty TNHH Vận tải Lộc Phát nợ đến 32 tháng với số tiền trên 251,4 triệu đồng; Công ty Cổ phần Phan Rang Thành nợ 18 tháng, thành tiền trên 404,5 triệu đồng… Tổng số đơn vị nợ theo danh sách là 262 !.

Vấn đề đặt ra là làm sao chấm dứt tình trạng này? Chế tài đã có, đó là quy định xử phạt hành chính nếu nợ lâu hoặc cơ quan BHXH có thể kiện đơn vị nợ ra tòa… Tuy nhiên, để đưa luật đi vào cuộc sống không chỉ đơn phương ngành BHXH mà rất cần sự hợp tác từ nhiều ngành như Thanh tra tỉnh, ngành LĐ-TB&XH, Liên đoàn Lao động tỉnh… Mặt khác, hơn ai hết, chính người lao động phải “lên tiếng” thông qua tổ chức công đoàn để yêu cầu người sử dụng lao động phải đảm bảo các quy định về quyền lợi của mình.