Được biết, Dự án bắt đầu triển khai từ tháng 6/2021 đến năm 2026 tại 5 tỉnh Tây Nguyên và Trung Nam bộ: Đắk Lăk, Đắk Nông, Bình Thuận, Ninh Thuận và Khánh Hoà với mục tiêu thiết lập hệ thống kết nối điểm cuối cùng từ cơ sở hạ tầng thủy lợi tới vườn của các hộ dân giúp họ đối phó với tình trạng biến động lượng mưa và hạn hán. Tổng vốn đầu tư của Dự án SACCR tỉnh Ninh Thuận là 143,151 tỷ đồng.
Các hộ nghèo, cận nghèo xã Phước Kháng nhận vật tư nông nghiệp để sản xuất vụ đông-xuân 2024.
Trong đó, vốn viện trợ không hoàn lại từ quỹ Khí hậu xanh (GCF) tài trợ thông qua Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) trên 100 tỷ đồng, còn lại là vốn đối ứng của địa phương. Bình quân mỗi hộ được hỗ trợ 15 triệu đồng trong vòng 3 năm. Mỗi năm dự án sẽ hỗ trợ phiếu mua hàng khoảng 5 triệu đồng/hộ để các nông hộ đổi vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong 5 năm, dự án sẽ hỗ trợ cho 7.073 nông hộ thuộc diện nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số, nữ trụ cột, có diện tích sản xuất nhỏ hơn 1ha tại 15 xã thuộc 4 huyện Thuận Bắc, Ninh Sơn, Ninh Hải, Bác Ái.
Cơ Nguyên