Tuy nhiên, tỷ lệ máu lai còn thấp so với yêu cầu, theo thống kê đến đầu năm 2023, tỷ lệ máu lai đàn bò trên toàn tỉnh mới đạt khoảng 50%, công tác hỗ trợ cải tạo đàn bò chưa đáp ứng với nhu cầu thực tiễn của người chăn nuôi. Từ đó, hệ quả là khả năng sản xuất của gia súc thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao, chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi.
Xuất phát từ thực tiễn trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã bố trí nguồn vốn sự nghiệp của tỉnh giao cho Trung tâm Khuyến nông triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ vật tư thiết yếu để cải tạo đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo cho 400 bò cái mang thai/800 liều tinh, cùng một số vật tư thiết yếu khác như nito, ống ghen…, với mức hỗ trợ 50%, hộ có bò cái phối giống đối ứng 50% vật tư thiết yếu, thời gian thực hiện từ đầu tháng 7 đến 12/2023.
Cán bộ kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho bò cái địa phương
Thực hiện chương trình, Trung tâm Khuyến nông đã mở 2 lớp tập huấn, thu hút 60 lượt người chăn nuôi ở huyện Ninh Hải và Thuận Nam tham gia; đồng thời, tiến hành hỗ trợ các hộ chăn nuôi thụ tinh, cải tạo đàn bò. Với sự vào cuộc tích cực của cán bộ kỹ thuật, các địa phương và hộ chăn nuôi, đến nay sau 3 tháng thực hiện chương trình, đội ngũ dẫn tinh viên đã phối giống được hơn 300 con bò cái mang thai, dự kến đến cuối năm nay có thêm 100 con bò cái mang thai, hoàn thành mục tiêu chương trình đề ra.
Chính sách hỗ trợ vật tư thiết yếu cải tạo đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo đưa tỷ lệ máu lai ngày càng cao hơn, mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi; đồng thời, tạo ra sản phẩm thịt bò thương phẩm chất lương cao có sức cạnh tranh trên thị trường, góp phần đưa ngành Chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính.
Đỗ Ngọc Sơn