Mục tiêu cơ bản của Kế hoạch là đến năm 2025 mạng lưới cơ sở GDNN đủ năng lực đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề của địa phương đang phát triển, có công - nông nghiệp theo hướng hiện đại.
Phấn đấu đến năm 2025, trên địa bàn tỉnh có 21 cơ sở GDNN, trong đó có 2 trường cao đẳng, 1 trường trung cấp, 9 trung tâm GDNN và 9 cơ sở khác có tham gia GDNN; có 1 trường cao đẳng nghề chất lượng cao và 1 trường cao đẳng y tế; quy mô đào tạo trên 9.000 người/năm; bình quân hằng năm đào tạo công nghiệp và xây dựng đạt 2.250 lượt người, chiếm 25%; nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 3.420 lượt người, chiếm 38%; dịch vụ đạt 3.330 lượt người, chiếm 37%.
Đến năm 2025, có 380 nhà giáo; phấn đấu thu hút 10 chuyên gia, người dạy nghề tham gia vào giảng dạy các cấp trình độ của GDNN; đạt ít nhất 60% nhà giáo giảng dạy ngành, nghề trọng điểm cấp độ quốc tế, khu vực ASEAN, quốc gia có trình độ thạc sĩ trở lên phù hợp với ngành, nghề giảng dạy; 100% cán bộ quản lý GDNN đạt chuẩn.
Có khoảng 80% cơ sở GDNN bảo đảm đủ số lượng và diện tích các công trình; đáp ứng tiêu chuẩn xây dựng, thiết kế và tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm theo ngành, nghề đào tạo; có khoảng 85% ngành, nghề trọng điểm, mũi nhọn thiết bị đào tạo được đầu tư theo hướng hiện đại, thông minh, xanh phù hợp với công nghệ, kỹ thuật của thực tiễn sản xuất.
Đến năm 2030, mạng lưới cơ sở GDNN đủ năng lực đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề của nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Trong đó, trên địa bàn tỉnh có 22 cơ sở GDNN và 10 cơ sở khác có tham gia dạy nghề; phấn đấu có 2 trường chất lượng cao; đào tạo trên 9.500 người/năm; bình quân hằng năm đào tạo công nghiệp và xây dựng đạt 2.660 lượt người, chiếm 28%; nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 3.325 lượt người, chiếm 35%; dịch vụ đạt 3.515 lượt người, chiếm 37%.
Đến năm 2030, có 400 nhà giáo; phấn đấu thu hút 20 chuyên gia, người dạy nghề tham gia vào giảng dạy các cấp trình độ của GDNN; có ít nhất 70% nhà giáo giảng dạy ngành, nghề trọng điểm cấp độ quốc tế, khu vực ASEAN, quốc gia có trình độ thạc sĩ trở lên phù hợp với ngành, nghề giảng dạy; 100% cán bộ quản lý GDNN đạt chuẩn, có trên 15% có trình độ thạc sĩ trở lên.
Có khoảng 90% cơ sở GDNN bảo đảm đủ số lượng và diện tích các công trình; đáp ứng tiêu chuẩn xây dựng, thiết kế và tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm theo ngành, nghề đào tạo; khoảng 90% ngành, nghề trọng điểm, mũi nhọn thiết bị đào tạo được đầu tư theo hướng hiện đại, thông minh, xanh phù hợp với công nghệ, kỹ thuật của thực tiễn sản xuất.
Tầm nhìn đến năm 2045, GDNN đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cao, trở thành địa phương phát triển về GDNN trong khu vực ASEAN, bắt kịp trình độ tiên tiến của thế giới, có năng lực cạnh tranh vượt trội ở một số lĩnh vực, ngành, nghề đào tạo...
P.N