Côn Bố (Hải Đới)

Mô tả cây

Côn bố là một loại tảo dẹt, màu nâu, có những móc để bám vào tảng đá ngoài biển, có một bộ phân hình trụ nom như thân và một bộ phận dẹt và dài nom như lá. Bộ phận giống như lá của côn bố dài 60cm, rộng 5-6cm, giữa dày, mép mỏng thành hình lượn sóng. Phần lá dẹt của nga chưởng thái dài rộng khoảng 15-30cm, dày 1,5-2mm, hai cánh xẻ như lông chim, thùy hình lưỡi dài, mép có răng cưa nhỏ.

Vào hai mùa hạ và thu người ta tổ chức vớt côn bố ở biển đưa lên bờ rửa sạch bớt nước mặn và tạp chất rồi phơi khô.

Vị thuốc cuộn khúc lại thành cuộn hoặc bó lại thành từng bó tùy theo loại tảo mà vị thuốc có màu nâu xanh hay đen nâu, mặt ngoài thường phủ một ít tinh thể muối, mùi tanh, vị mặn.

Khi dùng người ta nhặt hết tạp chất, dùng nước rửa sạch, vớt ra để phơi hơi khô, đem cắt nhỏ thành sợi rồi phơi khô hẳn để dùng.

Công dụng và liều dùng

Côn bố được dùng trong y học cổ truyền từ lâu đời. Côn bố có vị mặn, tính hàn hoạt, có tác dụng làm mềm các chỗ cứng rắn, tích tụ, lợi thủy, dùng chữa tràng nhạc, bướu cổ, thủy thũng, đau sưng dịch hoàn.

Côn bố dùng trong y học cổ truyền chữa bệnh thiếu I ốt. Ngày dùng 4 đến 12g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

Trong công nghiệp côn bố dùng làm nguyên liệu chế angina và angina và chế I ốt.