Trong đó, dư nợ trên lĩnh vực nông nghiệp - thủy sản 7.800 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 24% trong tổng dư nợ, tăng 1.100 tỷ đồng, tăng 16,42%; công nghiệp - xây dựng 7.200 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 22,15%, tăng 385 tỷ đồng, tăng 5,65%; thương mại, dịch vụ 17.500 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 53,85%, tăng 636 tỷ đồng, tăng 3,77% so với cuối năm 2020. Các ngân hàng trong tỉnh đã thực hiện các biện pháp hỗ trợ khách hàng vay khắc phục thiệt hại do ảnh hưởng của dịch COVID-19 như: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư 01/2020/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam cho 244 khách hàng, với tổng giá trị 297 tỷ đồng, trong đó khách hàng là doanh nghiệp 219 tỷ đồng, khách hàng hộ kinh doanh, hộ gia đình, cá nhân 78 tỷ đồng. Thực hiện miễn, giảm lãi vay và giữ nguyên nhóm nợ, với tổng giá trị 39 tỷ đồng cho 10 khách hàng.
Cán bộ Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thuận Nam giải quyết hồ sơ tín dụng kịp thời cho người dân. Ảnh: Văn Nỷ
Ngoài ra, để giúp các doanh nghiệp và hộ kinh doanh, hộ gia đình phục hồi sản xuất, phát triển kinh doanh, các ngân hàng trong tỉnh đã cho vay mới với doanh số đạt 13.720 tỷ đồng. Trong đó, khách hàng là doanh nghiệp 5.024 tỷ đồng; khách hàng là hộ kinh doanh, hộ gia đình, cá nhân 8.696 tỷ đồng.
NN