Tin tổng hợp

* Sau 3 năm (2021-2023) thực hiện Nghị quyết số 74/NQ-HĐND ngày 10/12/2020 của HĐND tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, chủ trương xây dựng Ninh Thuận thành trung tâm năng lượng, năng lượng tái tạo của cả nước được tập trung cụ thể hóa theo Nghị quyết số 65/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của HĐND tỉnh, đạt kết quả tích cực; tiếp tục khẳng định là động lực cho tăng trưởng kinh tế tỉnh, chiếm tỷ trọng 22,2% GRDP của tỉnh, đóng góp 23,5% tổng thu ngân sách; giải quyết việc làm khoảng 4.150 lao động.

Dự án điện gió đầu tư ở Thuận Bắc được đưa vào hoạt động thương mại. Ảnh: Văn Nỷ

Dự kiến đến cuối năm 2023, có 58 dự án năng lượng hoàn thành đưa vào vận hành với tổng công suất 3.870,2 MW 19, đạt 59,5% mục tiêu đến năm 2025, tạo ra sản lượng điện trên 7,6 tỷ KWh, tăng 65,2% so với năm 2020, chiếm trên 16,5% tổng sản lượng các nguồn năng lượng tái tạo cả nước. Hệ thống hạ tầng truyền tải được đầu tư đồng bộ nhằm giảm tải công suất cho các dự án năng lượng tái tạo.

* Chủ trương xây dựng nông thôn mới được tập trung triển khai có hiệu quả theo các cơ chế chính sách hỗ trợ và đạt được nhiều kết quả quan trọng, huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để thực hiện. Trong 3 năm 2021-2023, đã huy động được 1.505,7 tỷ đồng để thực hiện Chương trình. Đến cuối năm 2023 toàn tỉnh có 2/6 huyện đạt chuẩn nông thôn mới; 33/47 xã (70,2%) đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 14 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 50/254 thôn đạt chuẩn thôn nông thôn mới, trong đó có 2 thôn đạt chuẩn thôn nông thôn mới kiểu mẫu.

Một góc huyện nông thôn mới Ninh Hải. Ảnh: Văn Nỷ

Diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc; đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn được nâng lên rõ rệt. Kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp, thủy sản được đầu tư đồng bộ (đã bố trí 1.958,3 tỷ đồng) theo hướng đa mục tiêu, nhiều dự án trọng điểm, quy mô lớn được đầu tư nâng cấp và hoàn thành đưa vào sử dụng, góp phần quan trọng cung cấp nước sinh hoạt, phát triển nông nghiệp, công nghiệp và giải quyết tốt các vấn đề về thiên tai.