Phòng tránh những tác hại do nắng nóng gây ra

Cách xử trí: Cần nhanh chóng hạ nhiệt độ, làm mát bằng các phương tiện như quạt điện, máy điều hòa nhiệt độ, lau hay phun bằng nước mát (150C) khắp người bệnh nhân... Tích cực điều trị cho đến khi nhiệt độ ở trực tràng giảm xuống đến 390C, hầu hết các trường hợp nhiệt độ duy trì ổn định nhưng cần theo dõi trong 24 giờ. Không dùng các thuốc hạ nhiệt như aspirin, acetaminophen vì không có tác dụng. Chú ý đến biểu hiện suy thận, hạ kali huyết, loạn nhịp tim, đông máu nội mạch rải rác và suy gan. Bồi phụ nước và điện giải để bảo đảm cung lượng nước tiểu trên 50ml/giờ.

Bệnh nhân cần ăn uống đủ chất, tăng cường ăn canh, rau, uống nước trái cây như nước chanh, nước cam...

Phòng trúng nóng: Những người phải lao động, luyện tập ngoài trời nắng nóng cần được hướng dẫn để tự phát hiện các triệu chứng sớm của rối loạn do nóng. Khuyến khích mọi người khi hoạt động ngoài nắng cần uống nước thường xuyên và nên uống dung dịch oresol. Tập thích nghi với khí hậu nóng với thời gian và cường độ lao động tăng dần cho cơ thể thích ứng. Những người không thường xuyên hoạt động ngoài trời khi đi nắng cần đội mũ nón rộng vành, không ở lâu ngoài trời nắng.