KHUYẾN NÔNG:

Phòng trừ sâu bệnh trên cây hành

Đối với cây hành đang sinh trưởng vụ đông, thường bị phá hại bởi các loại sâu, bệnh chủ yếu sau:

+ Phổ biến là sâu xanh da láng, sâu xám, dòi đục lá, bọ trĩ, nhện trắng.

+ Bệnh đốm khô lá hành, bệnh thán thư, bệnh sương mai, bệnh thối ướt vi khuẩn, bệnh mốc xám và mốc đen do nấm…

Ở giai đoạn bảo quản hành: Sâu bệnh chủ yếu là sâu đục củ hành, bệnh thán thư, bệnh mốc đen…

Sau đây là một số biện pháp người trồng hành cần biết :

+ Chọn củ hành giống chắc, đáy tròn, màu tím đậm, không mọc rễ non, không bị sâu bệnh hại hoặc giập nát để trồng. Nên xử lý củ giống bằng dung dịch thuốc bảo vệ thực vật.

+ Nên luân canh cây hành với lúa nước hoặc cây trồng khác họ.

+ Ngoài việc làm đất kỹ, phơi ải, lên luống cao thoát nước tốt, cần chú ý bón lót bằng phân chuồng hoai mục, bón lót thêm vôi bột.

+ Về phân hoá học cần chú ý bón cân đối N-P-K.

+ Để phòng trừ sâu xanh da láng, ruồi đục lá dùng thuốc: Regent 800 WG, Buldock 025 EC hoặc Decis Repel 2,5 EC.

- Phòng trừ bọ trĩ, nhện trắng dùng Confidor 100 SL hoặc Confidor 700 WG, Admire 200 OTEQ.

- Để phòng trừ các bệnh đốm khô lá hành, bệnh mốc xám, thán thư dùng Nativo 750 WG, Antracol 70 WP hoặc Rovral 50 WP khi bệnh mới xuất hiện.

Thu hoạch hành nên chọn ngày nắng ráo, khi để giống cần loại bỏ những củ bị sâu bệnh, giập nát, sây sát và không cắt lá khi hành chưa khô. Để bảo quản hành sau khi thu hoạch cần chú ý phơi khô cả mặt trên và mặt dưới của bó hành.