Thế giới muôn màu dưới góc nhìn của vệ tinh Landsat

Nhân buổi lễ kỷ niệm 40 năm hoạt động của hệ thống vệ tinh Landsat, các nhà khoa học đã cho công bố những bức ảnh về sự thay đổi của thế giới dưới góc nhìn của các vệ tinh quan sát Trái đất.

 Hệ thống vệ tinh Landsat thường xuyên ghi lại những thay đổi xảy ra trong tự nhiên và hoạt động sống của con người dưới sự điều khiển của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) và Cơ quan Khảo sát địa lý Mỹ.

Dưới đây là 10 bức ảnh tiêu biểu thể hiện rõ nhất những biến đổi của thế giới được ghi lại trong 40 năm hoạt động của hệ thống vệ tinh Landsat:

Hai bức ảnh được chụp vào năm 1984 (trái) và 2007 (phải) thể hiện rõ quá trình mở rộng đô thị của thành phố Las Vegas thuộc tiểu bang Nevada (Mỹ) và sự thu hẹp của hồ Mead nằm trên đường biên giới giữa bang Nevada và Arizona.

Tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của thành phố Las Vegas đã khiến nhu cầu sử dụng nước tăng mạnh. Trong khi đó, mực nước mưa lại luôn dưới mức trung bình đã khiến lượng nước trong hồ Mead sụt giảm. Hồ Mead cung cấp 90% lượng nước cho khu vực phía nam bang Nevada.

Vào ngày 26/4/1986, lò phản ứng số 4 của nhà máy đã gặp sự cố và bị phá hủy hoàn toàn. Bức ảnh (giữa) được chụp sau 3 ngày xảy ra tai nạn tại nhà máy Chernobyl. Quá trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân diễn ra từ đầu những năm 1970 với sự xuất hiện của lò phản ứng số 1 và 2. Bức ảnh (trái) được chụp vào năm 1975 thể hiện hình ảnh giai đoạn xây dựng đầu tiên cũng như sự hình thành của hồ làm mát lò phản ứng.

Giờ đây, những cánh đồng trồng cây lương thực được thể hiện trên các bức ảnh chụp năm 1975 và 1986 đã bị bỏ hoang và cư dân sinh sống cũng đã được đưa đi sơ tán.

Bức ảnh (phải) chụp năm 2011 cho thấy toàn bộ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl đã bị ngừng hoạt động hoàn toàn. Bức ảnh này được chụp đúng vào thời điểm mùa xuân nên những vết tích còn lại từ hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhìn thấy rất rõ song phần lớn những cánh đồng tại đây đã biến thành đồng cỏ.

Lượng nước trong hồ Aral - một trong bốn hồ lớn nhất thế giới vẫn tiếp sụt giảm mạnh và hiện tại, lượng nước chỉ bằng 10% so với tổng lượng nước ban đầu.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc - Ban Ki-Moon đã gọi sự kiện sụt giảm mực nước trong hồ Aral là một trong những thảm họa "gây sốc" nhất trên hành tinh.

Nguồn nước đổ vào hồ Aral đã bị chặn lại thành các kênh nước phục vụ nhu cầu tưới tiêu sản xuất nông nghiệp cũng như xây dựng các con đập.

Vệ tinh Landsat chụp lại 2 bức ảnh vào ngày 29/5/1973 (trái) và 18/10/2009 (phải) thể hiện rõ những thay đổi lớn trong khu vực hồ Aral.

Bức ảnh này được vệ tinh Landsat chụp vào ngày 23/8/2010, phục vụ công trình nghiên cứu các khu vực xa xôi hẻo lánh.

Trong ảnh là khu vực đồng bằng sông Selenge nằm gần biên giới giữa Nga và Mông Cổ. Con sông Selenge chia đôi khu vực phía bắc Mông Cổ và cung cấp nước cho "vựa lúa" của Mông Cổ - khu vực bao quanh bởi các quả đồi và là nguồn cung cấp lúa mì cho toàn vùng.

Nằm ngay sát vùng đồng bằng và là nguồn cung cấp nước cho hồ Baikal, mê cung các con kênh được thể hiện bằng gam màu xanh bao phủ kín khu vực vùng trũng và đầm lầy tại đây.

Khu vực đồng bằng sông Parana là một rừng đầm lầy bát ngát trải dài 20 dặm từ phía bắc tới phía đông thành phố Buenos Aires, Argentina – địa điểm du lịch nổi tiếng.

Parana còn nổi tiếng là một trong những vùng đất an lành với số lượng chim tới sinh sống lớn nhất thế giới. Du khách tới thăm quan Parana có thể chèo thuyền qua mạng lưới kênh rạch chằng chịt.

Bức ảnh này thể hiện rõ nhất hình ảnh đối lập giữa khu vực rừng rậm và vùng đầm lầy ẩm ướt, cùng một dải xanh ngắt thể hiện hình ảnh con sông Parana.

Do nằm trong vị trí cô lập địa lý, vùng Cuvette thuộc Cộng hòa dân chủ Congo phụ thuộc chủ yếu vào giao thông đường thủy.

Những con sông như Sangha, Likouala-aux-Herbes, Ubangi và Congo được thể hiện trong bức ảnh vệ tinh Landsat chụp vào tháng 2/1999.

Những cánh đồng trồng cây lương thực được thể hiện rõ trên vùng Cuvette với nông phẩm chủ yếu bao gồm sắn (chiếm 13% tổng sản lượng quốc gia), chuối, đậu và nhiều loại củ quả khác.

Hình ảnh đám thực vật phù du màu lục nằm trên Gotland – một hòn đảo của Thụy Điển thuộc khu vực Biển Baltic, trông đẹp như những bức tranh phối màu của họa sĩ tài năng người Hà Lan - Van Gogh.

Thực vật phù du là những sinh vật biển nhỏ xíu, hình thành như một mắt xích trong chuỗi cung ứng thức ăn cho các sinh vật biển.

Đám thực vật phù du xuất hiện nhiều khi những con sóng từ dưới đáy biển đẩy các chất dinh dưỡng lên mặt nước và hỗ trợ sự sống cũng như quá trình phát triển, sinh sôi của các thực vật nhỏ bé.

Bức ảnh ghi lại một mê cung gồm các trang trại nằm gần thành phố Komsomolets, phía bắc Kazakhstan vào đúng dịp mùa xuân năm 2002.

Những hàng cây rợp lá được sử dụng như phương tiện chắn gió trên các cánh đồng. Chúng được trồng ngay sau vụ thu hoạch tại bắc Kazakhstan vào những năm 1950 khi hiện tượng xói mòn do gió xảy ra tại khu vực này.

Tại đây, còn có sự xuất hiện của một con đường cái bắt nguồn từ vùng thấp bên phải kéo dài lên vùng cao bên trái, cắt ngang con sông Tobel gần thành phố Komsomolets.

Trên khu vực sa mạc tây nam Peru nằm giữa dãy núi Andes và khu vực bờ biển Peru tồn tại một cao nguyên với địa hình theo dạng xoắn ốc rộng lớn. Đây cũng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật trong đó có khỉ và nhện.

Vùng cao nguyên này hội tụ hàng ngàn đường con đường thẳng tự nhiên, trong đó con đường thẳng mới nhất được hình thành các đây 1.000 năm.

Hơn 1.100 hòn đảo lớn nhỏ nằm bên bờ biển Adriatic của Cộng hòa Croatia. Bức ảnh thể hiện một đoạn vịnh hẹp Kvarneric bao gồm 35 hòn đảo nằm trong khu vực phía tây nam Croatia. Hòn đảo lớn nhất nằm trong khu vực này là Krk, tiếp theo là Cres, Brac, Hvar, Pag và Korcula.

Nguồn Infonet.vn