Nhân dân thôn Chất Thường (xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước)
đóng góp ngày công bê-tông đường giao thông nội đồng. Ảnh: Văn Miên
Trong quá trình triển khai đã có nhiều mô hình phát huy hiệu quả và được nhân rộng, nhất là mô hình đầu tư đẩy mạnh thâm canh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa, tăng năng suất, chất lượng…nên đã mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo nhanh và bền vững. Đơn cử như, nhiều địa phương đã xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả cao: sản xuất lúa nguyên chủng, mô hình sản xuất lúa “1 phải, 5 giảm”, mô hình rau an toàn, VietGAP trên cây nho, chăn nuôi gắn với xây dựng hầm Biogas…Đáng nói là các mô hình đều được ứng dụng các tiến bộ khoa học- kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng đáng kể thu nhập cho nhiều nông hộ. Về hình thức tổ chức sản xuất, đến nay trên địa bàn 47 xã NTM đã có 35 HTX, 821 tổ hợp tác, 13 liên minh sản xuất, 117 nhóm cùng sở thích chăn nuôi, trồng trọt và 53 trang trại. Về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, chỉ tính đến năm 2013 đã có trên 10.024 người được học nghề, trong số này có trên 8.770 người có việc làm…
Theo thống kê, trong 3 năm 2011-2013 tổng nguồn lực được huy động để thực hiện Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh đạt gần 4.963,66 tỷ đồng, trong đó vốn tín dụng trên 4.201,43 tỷ đồng, ngân sách tỉnh gần 44 tỷ đồng, huy động nhân dân đóng góp hơn 43,45 tỷ đồng…Với những nổ lực như đã nêu trên, đến tháng 4-2014 theo đánh giá chung, số xã dưới 5 tiêu chí NTM từ 35 xã năm 2010 giảm còn 6 xã, đạt từ 5-9 tiêu chí tăng từ 12 xã lên 36 xã, đạt từ 10-14 tiêu chí tăng 5 xã.
Ðể thực hiện tốt hơn công tác chỉ đạo xây dựng NTM, ngày 5-5-2014 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 639/QĐ-TTg về Chương trình công tác.
Tuấn Dũng