Người tiêu dùng mua sắm tại Siêu thị Co.opmart Thanh Hà. Ảnh: Mai Dũng
Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng có 8 nhóm hàng có chỉ số giá tăng, cụ thể như hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,03%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,37%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 1,70%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,05%; giao thông tăng 2,23%; giáo dục tăng 1,82%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,08%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,02%. Có 3 nhóm chỉ số ổn định là đồ uống và thuốc lá; thuốc và dịch vụ y tế; bưu chính viễn thông. Theo phân tích của cơ quan chuyên môn, nguyên nhân tăng là do giá xăng, dầu tăng 5,17% so với tháng trước do 2 đợt tăng giá trong tháng, góp phần làm CPI chung tăng 0,21%; chỉ số giá nhóm vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 1,08%, chủ yếu giá thép xây dựng tăng do giá thép nguyên liệu đầu vào trên thế giới tăng kéo theo giá thép thành phẩm tăng. Giá gạo các loại tăng 4,52% do nhu cầu nhập khẩu gạo ở khu vực Châu Á đang tăng; chỉ số giá nhóm thực phẩm tăng 1,09% do giá thịt lợn có phần “hồi phục” và tăng cao từ cuối tháng 7-2017, bình quân giá thịt lợn tăng 4,96% so với tháng trước; giá rau củ tăng 3,08% do ảnh hưởng mưa bão làm giảm sản lượng; giá trứng các loại tăng 1,65% do các doanh nghiệp bánh kẹo bước vào mùa sản xuất bánh trung thu; các trường học chuẩn bị vào năm học mới, nên nhu cầu tiêu thụ đồ dùng học tập và văn phòng tăng 4,90%...
Chỉ số giá vàng trong tháng trên địa bàn tỉnh tăng 0,77% so với tháng trước; giảm 3,27% so với cùng kỳ năm trước. Ngược lại giá đô la giảm 0,02% so với tháng trước và tăng 2,14% so với cùng kỳ.
Mai Dũng