10 sự kiện khoa học ấn tượng nhất năm 2010

Câu trả lời có thể có liên quan tới một đoạn mã ADN nằm cạnh gene mang tên TERC. Gene TERC phụ trách việc sản xuất enzyme telomerase, vốn điều hành độ dài của các telomere.

 1. Loài khủng long nhiều sừng nhất

Nặng chỉ 2,5 tấn nhưng có một cái đầu rất lớn và trên nó là 15 cái sừng cả thảy- loài khủng long này có tên Kosmoceratops

 Ảnh phục dựng loài khủng long nhiều sừng

đã từng sống tại nơi 76 triệu năm sau là bang Utah của Mỹ. Giới khoa học đánh giá đây là loài khủng long nhiều sừng nhất từ trước tới nay. Hóa thạch Kosmoceratops được tìm thấy trong một cuộc khai quật của Đại học Utah hồi năm 2007.

2. Tin lớn về một hạt nhỏ

Đó là các hạt B-meson. Không có B-meson, nhân loại đã không tồn tại. Vật lý hạt nói rằng một lượng cân bằng vật chất và phản vật chất đã được hình thành trong vũ trụ sau vụ nổ Big Bang. Nhưng điều đó là không thể, do vật chất và phản vật chất sẽ tiêu diệt nhau khi tiếp xúc, tạo nên năng lượng khổng lồ.

Theo nguyên tắc thông thường, hạt này sẽ tiếp tục phân hủy thành một lượng cân bằng các hạt muon (một dạng electron nặng) và phản muon. Nhưng thực tế số lượng muon đã lớn hơn phản muon khoảng 1%. Giới nghiên cứu tin rằng vũ trụ đã hình thành cũng nhờ vào tỉ lệ thắng thế nhỏ nhoi đó của vật chất.

3. Mặt trăng có nước

  Trên mặt trăng có một lượng nước tương đối

Thứ duy nhất nào đó giúp hình thành một vũ trụ như hiện nay hẳn đã khiến cán cân nghiêng về phía vật chất. Trong nghiên cứu trên máy gia tốc hạt Tevatron ở Fermilab diễn ra giữa năm nay, các nhà khoa học thấy rằng khi va chạm các luồng proton sẽ tạo ra hạt B-meson.nước

Bề mặt mặt trăng dường như không có gì bí hiểm. Trên đó có tro bụi, đất đá và người ta tin rằng mặt trăng không có nước. Tuy nhiên, một cuộc nghiên cứu của tàu thăm dò LCROSS thuộc Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã thấy rằng các cực của mặt trăng có dấu vết của hơi nước và việc bị đóng băng vĩnh cửu. Giới nghiên cứu đánh giá độ ẩm trên mặt trăng phải lớn hơn gấp đôi sa mạc Sahara dưới trái đất. Lượng nước của mặt trăng có vẻ không lớn, nhưng khi điều kiện kỹ thuật cho phép, nhân loại có thể khai thác nước từ đây để phục vụ cho việc định cư lâu dài trên bề mặt chị Hằng.

 4. Rô-bốt khám phá đường hầm Me-xi-co

Các kim tự tháp ở thành phố cổ Teotihuacan của Me-xi-co luôn là một “mỏ vàng” với giới khảo cổ Bắc Mỹ. Trong năm nay, một rô-bốt khảo cổ trang bị máy ghi hình được gửi tới đi dọc theo các đường hầm rộng 3,6m được xây dựng và bít kín lối vào cách nay gần 2 thiên niên kỷ. Giới nghiên cứu kỳ vọng con đường sẽ có thể dẫn tới hầm mộ của một “quan chức” cao cấp và qua đó có thể hé lộ nhiều thông tin khảo cổ giá trị.
 

5. Gene, thủ phạm gây nên sự già lão 
 

Tại sao Brad Pitt và Angelina Jolie trông lúc nào cũng trẻ trung và gợi tình còn chúng ta thì... không như vậy? Câu trả lời có thể có liên quan tới một đoạn mã ADN nằm cạnh gene mang tên TERC. Gene TERC phụ trách việc sản xuất enzyme telomerase, vốn điều hành độ dài của các telomere. Đây là các cấu trúc siêu nhỏ đóng vai trò chủ chốt trong quá trình lão hóa sinh học. Chúng nằm ở đoạn cuối của các nhiễm sắc thể. Mỗi khi một tế bào phân chia, chiều dài của telomere sẽ giảm một chút. Cuối cùng, khi telomere ngắn tới một mức nào đó, tế bào sẽ chết. Trong nghiên cứu của các nhà khoa học Anh đăng trên tuần báo Genetics, người ta thấy rằng nhiều cá nhân mang một biến thể gene đặc biệt khiến telomere của họ ngắn hơn những người khác, qua đó cũng có tuổi thọ thấp hơn tới vài năm.
 

6. Phát hiện thêm hàng loạt ngoại hành tinh 
 

Đó là HIP 13044b, một hành tinh đang bay vòng quanh một ngôi sao rất xa xôi không nằm trong dải Ngân hà. Đó còn là 7 hành tinh mới bay quanh ngôi sao HD 10180, cách trái đất 127 năm ánh sáng. Thú vị nhất là sự phát hiện ra Gliese 581g, một ngoại hành tinh hoạt động trong khu vực Goldilocks. Đây là khu vực khiến điều kiện thời tiết của hành tinh không quá nóng hoặc quá lạnh, giúp sự sống có thể xuất hiện. Phát hiện về Gliese 581g đã khiến giới khoa học tăng thêm niềm tin về việc nhân loại sẽ sớm tìm ra hành tinh giống trái đất.
 

7. Áo tàng hình tối thượng

Đây là một dạng vật chất siêu nhỏ có thể thay đổi hoặc ngăn chặn dòng chảy sóng điện từ. Ánh sáng đi qua siêu vật liệu sẽ bị bẻ cong, qua đó tạo nên những khoảng trống trong thời gian và không gian. Nói một cách nôm na, một tên trộm mặc áo choàng làm từ siêu vật liệu kể trên có thể đi vào ngân hàng, lấy tiền khỏi két rồi chuồn trong khi camera an ninh không thu được hình ảnh nào.
 

8. Gặp gỡ tiền nhân

Tháng 4 năm nay, các nhà khoa học Nam Phi đã tìm thấy bộ xương hóa thạch 2 triệu năm tuổi của một giống sinh vật họ người chưa được nhân loại biết tới. Bộ xương hoàn chỉnh của một đứa trẻ và nhiều mảnh xương thuộc về vài người lớn đã được các chuyên gia ở Đại học Witwatersrand tìm thấy tại hang Malapa, Nam Phi. Giới phân tích cho rằng, loài sinh vật mang tên Australopithecus sediba này có thể đã đóng vai trò trung gian trong quá trình phát triển của người tối cổ mang hình dáng giống khỉ và là tiền nhân trực tiếp của loài Homo erectus. Loài này lại sinh ra Homo sapiens (người khôn ngoan), “ông tổ” của người hiện đại.
 

9. Một nguyên tố mới 

Chì, sắt và uranium không là gì khi so với ununseptium, cái tên tạm của nguyên tố thứ 117 mới được tìm thấy. Nguyên tố mới này nặng hơn chì 40%. Giống như tất cả các nguyên tố siêu nặng khác, nguyên tố 117 không ổn định và chỉ tồn tại trong vòng một phần giây trước khi tự tiêu hủy thành một loạt các nguyên tố và các hạt nhẹ hơn.
 

10. Mèo uống sữa mà không bị ướt cằm 
 

Các nhà khoa học tại Học viện Công nghệ Massachussett, Đại học Princeton và Đại học Công nghệ Virginia đã hợp tác với nhau để giải mã bí ẩn vì sao những con mèo khi uống sữa không bị ướt cằm và rơi vãi như các sinh vật khác. Khi quan sát các băng quay chậm về hoạt động uống sữa của mèo, họ thấy rằng mèo luôn đưa lưỡi thẳng về phía bát đựng nước, vị trí đầu lưỡi được uốn cong như hình chữ “J”, vì thế phần đầu lưỡi là vị trí chạm vào chất lỏng đầu tiên. Nhưng chỉ có phần đầu lưỡi này chạm vào nước hoặc sữa, chứ không phải toàn bộ lưỡi như người ta vẫn tưởng. Phần đầu lưỡi này quét vào bề mặt của nước, trước khi chú mèo thu lưỡi về trong tích tắc. Sự tiếp xúc diễn ra cực nhanh khiến một “cột nước” nhỏ được hình thành ở giữa đầu lưỡi và bề mặt bát đựng nước. Và cột nước này lại có xu hướng đi về phía miệng của chú mèo theo quán tính bị lưỡi kéo.
 

Trung bình mỗi giây mèo lại lặp lại động tác trên 4 lần và mỗi lần uống được 0,1 mililit sữa hay nước. Do quy trình trên diễn ra nhanh và mang đầy tính “nghệ thuật” nên gần như sữa sẽ bị hút vào miệng mèo, khiến nó không có cơ hội bắn ra ngoài.
                                                                                                     

                                                                                             (Theo TT&VH)