Cụ thể, bắt đầu từ năm 2017 sẽ triển khai chương trình dạy và học bằng ngoại ngữ một số môn cơ bản, cơ sở, chuyên ngành và tự chọn ở bậc đại học với khoảng 20% sinh viên của các ĐHQG, ĐH vùng và một số trường ĐH có đủ điều kiện và tăng dần tỉ lệ hàng năm; mở rộng dần số trường và địa phương để đạt tỉ lệ 60% vào năm 20205.
Riêng các trường sư phạm, hoàn chỉnh và phát triển chương trình đào tạo giáo viên dạy các môn Toán, khoa học tự nhiên bằng ngoại ngữ ở giáo dục phổ thông.
Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, phát triển chương trình tiếng Anh nghề nghiệp giúp học sinh có cơ hội được học tập, trang bị những kiến thức cần thiết của ngành nghề, sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động đa ngôn ngữ, đa văn hóa trong tương lai.
Đồng thời, tiếp tục sử dụng các chương trình ngoại ngữ chuyên ngành (tiếng Anh, tiếng Đức) đã được ban hành đối với giáo dục chuyên nghiệp; xây dựng, phát triển thêm các chương trình ngoại ngữ chuyên ngành khác.
Khuyến khích xã hội hóa để triển khai chương trình ngoại ngữ chuyên ngành. Đến năm 2020, 60% học sinh TCCN và học nghề và đến 2025 có 90% học sinh TCCN, học nghề đạt năng lực bậc 3 ngoại ngữ và có năng lực ngoại ngữ chuyên ngành phù hợp với chuyên ngành đào tạo.
Nguồn Báo Giáo dục & Thời đại