Hội thảo vận động nguồn lực đầu tư cho công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình.
Theo báo cáo, tổng kinh phí đầu tư cho chương trình DS-KHHGĐ giai đoạn 2010-2015 hơn 31,2 tỷ đồng. Qua đó đã triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả; các mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản được hoàn thành theo kế hoạch được giao; nhận thức của người dân về công tác DS-KHHGĐ có bước chuyển biến rõ rệt, quy mô gia đình nhỏ 2 con được chấp nhận ngày càng rộng rãi, làm chậm tăng quy mô dân số hơn 2 năm so với dự báo; số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giảm từ 2,42 con vào năm 2010, xuống còn 2,34 con vào năm 2015; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,2% năm 2010 giảm xuống 1,15 năm 2015; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm từ 16,6% năm 2010 còn 15,42% năm 2015; tỷ lệ vợ chồng áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại đạt 69,7% năm 2010 tăng lên 74% năm 2015; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 18%, qua đó đã góp phần quan trọng vào sự phát triển KT-XH tỉnh nhà, đời sống Nhân dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm, chất lượng dân số từng bước được nâng cao…
Triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới, tiếp tục duy trì xu thế giảm sinh một cách hợp lý; phấn đấu đạt mức sinh thay thế; kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh; tiếp tục tăng cường cung cấp dịch vụ KHHGĐ, trong đó, đặc biệt quan tâm các đối tượng vị thành niên, người di cư, vùng sâu, vùng xa, vùng biển và các nhóm yếu thế dễ bị tổn thương; đa dạng hóa phương thức cung cấp các dịch vụ sức khỏe sinh sản, KHHGĐ nhằm chia sẻ gánh nặng kinh phí với Nhà nước; cải thiện và giảm sự chênh lệch giữa các vùng, các dân tộc về sức khỏe sinh sản và sử dụng các dịch vụ sức khỏe sinh sản, KHHGĐ; đẩy mạnh truyền thông, vận động, giáo dục về DS-KHHGĐ; từng bước nâng cao chất lượng dân số góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH tỉnh nhà…
Văn Nỷ