Ông Tô Văn Nghĩa, thu hoạch giống bắp lai NK67.
Đến nay, trên toàn xã có 300ha đất trồng bắp, thì giống bắp lai NK67 chiếm hơn 150ha, thu hút trên 200 nông hộ tham gia. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện, cán bộ khuyến nông thường xuyên đến từng hộ, khu ruộng hướng dẫn tận tình về kỹ thuật canh tác bắp lai cho bà con từ khâu làm đất đến cách chăm sóc, bón phân, làm cỏ…
Là một trong những nông dân đi đầu trong sản xuất giống bắp lai NK67, ông Tô Văn Nghĩa, thôn Trà Giang 3, cho hay: “Gia đình có 3 sào đất chuyên sản xuất lúa, tuy nhiên do thuộc khu vực gò đồi, không chủ động nước tưới nên năng suất đạt thấp, cộng với giá lúa không ổn định, nên chuyển sang trồng giống bắp lai NK67 hơn 2 năm nay. Qua mỗi vụ thu hoạch, năng suất đều đạt trên 7 tạ/sào, với giá bán bình quân 5.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, mỗi vụ thu lãi từ 2-2,5 triệu đồng/sào”. Tương tự, hộ anh Phạm Văn Long, thôn Tân Lập 1, phấn khởi: Giống bắp lai NK67 với đặc điểm nổi bật là màu sắc hạt đẹp, thời gian sinh trưởng ngắn từ 90-95 ngày, phát triển tốt trong điều kiện khô hạn. Hiện nay, 5 sào bắp của gia đình đang chuẩn bị thu hoạch, khả năng đạt năng suất cao hơn vụ trước…
Ông Cao Quang Bính cho biết thêm, qua thực tế sản xuất cho thấy, trên cùng một đơn vị diện tích canh tác, lợi nhuận thu được từ việc trồng bắp lai giống NK67 cao hơn khoảng 30% so với giống bắp địa phương. Bên cạnh đó, trồng giống bắp này, nông dân còn được tiếp cận với các tiến bộ khoa học-kỹ thuật mới. Tuy nhiên, điều băn khoăn nhất hiện nay là đầu ra cho cây bắp vẫn chưa thực sự ổn định, người dân chủ yếu bán cho thương lái nên bị ép giá, gây thiệt hại cho nông dân.
Thiết nghĩ, để mô hình trồng giống bắp lai NK67 được phát triển và nhân rộng hơn nữa thì rất cần sự quan tâm của các cấp, ngành, mở ra hướng chuyên canh tập trung mang tính hàng hóa, ổn định “đầu ra”, góp phần tích cực trong công tác xóa đói, giảm nghèo cho nông dân địa phương.
Hồng Lâm