Đối với ASEAN, có ít nhất 5 bài học cốt lõi cần phải được rút ra từ cuộc khủng hoảng Hy Lạp: Thứ nhất, một liên minh tiền tệ chỉ hiệu quả nếu như tỷ giá hối đoái của một nước có lạm phát cao được neo vào một loại tiền tệ lạm phát thấp, một cơ chế được gọi là lợi thế "buộc tay người". Thứ hai, di chuyển lao động được sử dụng như các yếu tố điều chỉnh trước những cú sốc tiền tệ. Thật không may, như đã thấy trong trường hợp gần đây của EU, người Hy Lạp thất nghiệp không thể tự do tìm việc ở các nước thành viên EU khác. Thứ ba, mở cửa kinh tế. Tuy nhiên, một nền kinh tế mở hơn, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, không có nghĩa sẽ giúp nền kinh tế ổn định hơn mà trên thực tế khiến nó tiếp xúc nhiều hơn với các cú sốc bên ngoài. Thứ tư, tăng nguồn thu thuế tại quốc gia có nền kinh tế phát triển để cân bằng và tăng dịch chuyển sang quốc gia có nền kinh tế đang trên đà suy thoái, kết quả là ngân sách khu vực sẽ được cân bằng. Đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng do khu vực bao gồm những quốc gia khác nhau, không chỉ đơn thuần là các tỉnh trong một nước. Cuối cùng, cần phải có một sự tương quan tích cực về hội nhập tiền tệ khu vực và các lĩnh vực khác để giảm chi phí điều chỉnh trước bất kỳ cuộc khủng hoảng tiền tệ nào. Đây là những vấn đề tương lai sắp tới của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) trong quá trình chuyển đổi ASEAN từ giai đoạn hội nhập cơ bản đến hội nhập tiền tệ. Đối với Indonesia, quốc đảo cần phải chuẩn bị một số hành động chiến lược trong ngắn hạn để ngăn chặn những tác động bên ngoài từ cuộc khủng hoảng Hy Lạp và sự bất ổn định của đồng Euro. Indonesia trước hết cần phải có chính sách kinh tế vĩ mô để dự đoán thị trường tài chính năng động. Ngoài ra, cần dự đoán và ngăn ngừa bất ổn tài chính lây lan bằng cách xác định ưu tiên các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ khu vực thay vì song phương. Ngoài ra, quốc đảo cần thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô thận trọng, nghiêm túc quản lý mức lạm phát mục tiêu, ổn định tỷ giá hối đoái ở mức an toàn.
Theo TTXVN