- Ô nhiễm vi sinh vật như: vi khuẩn, vi-rút, vi nấm (meo, mốc), ký sinh trùng.
- Chất độc sẳn có trong thực phẩm tự nhiên: nấm độc, cá nóc, thịt cóc, con so, măng tươi, khoai mì.
- Nhiễm độc hóa chất: thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng kháng sinh, dư lượng thuốc kích thích tăng trưởng ở thực vật, thuốc kích thích tăng trọng ở động vật.
- Nhiễm độc kim loại nặng: thủy ngân, chì, thạch tín,
Hãy kể vài chất chất phụ gia độc hại được cho vào khi chế biến thực phẩm thường gặp trên thị trường cần cảnh giác:
Hàn the, fooc-môn, cồn công nghiệp (rượu Methanol), chất tẩy trắng (bún, phở), phẩm màu độc hại (trong xôi màu, ớt bột, hạt dưa, xí muội), lưu huỳnh trong măng khô, các chất phụ gia không được phép sử dụng trong chế biến, bảo quản thực phẩm khác. Lưu ý các loại muối nitrit và muối nitrat (Kali, Natri) dùng để bảo quản thực phẩm và giữ màu nên thường dùng chế biến lạp xưởng, vịt lạp, pho – mát, bảo quản hải sản, tuy được cho phép sử dụng nhưng các chất này nếu dùng quá liều sẽ gây ngộ độc cấp (hội chứng xanh tim : Methemoglobine), vào ruột cộng với a-xit amin tạo thành chất nitrosamine gây ung thư sau này .
Thức ăn nấu chín nếu để quá mấy tiếng thì phải nấu sôi lại trước khi ăn, tại sao?
Thức ăn sau khi nấu chín thì nên ăn ngay khi còn nóng, nếu để quá 4 tiếng thì phải nấu sôi lại trước khi ăn vì lúc này vi khuẩn (trong dụng cụ đựng thức ăn, trong không khí) đã xâm nhập và phát triển khá nhiều trong thức ăn, nếu không nấu sôi lại (để tiệt trùng) ăn vào sẽ bị ngộ độc do nhiễm trùng đường ruột.
Trung tâm TTGDSK