Dấu hiệu nhận biết của bệnh TCM:
Khi mắc bệnh trẻ thường có những biểu hiện như: Sốt nhẹ và nổi bóng nước từ 2- 10 mm, màu hơi xám, hình oval, xuất hiện ở vùng mông, gối, lòng bàn tay, lòng bàn chân có thể lồi lên trên da hoạc ẩn dưới da, thường ấn không đau. Loét miệng là dấu hiệu thường thấy do các bóng nước bị vỡ nên trẻ rất đau khi ăn. Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm não màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp và dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời.
Người dân cần chủ động phòng bệnh:
Bệnh TCM đến nay vẫn chưa có vaccine phòng bệnh, chưa có thuốc đặc trị và diễn tiến khó tiên lượng. Vì vậy, mọi người cần chủ động phòng bệnh, nhất là các bà mẹ, người chăm sóc trẻ bằng cách tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, như sau:
- Người bệnh được cách ly; trẻ em không đến nhà trẻ, trường học trong tuần đầu tiên của bệnh; đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác.
- Phân và chất thải của bệnh nhân phải được khử khuẩn bằng Cloramin Bvà đổ vào nhà tiêu; quần áo, chăn màn, dụng cụ của bệnh nhân phải được khử khuẩn bằng đun sôi, ngâm dung dịch Cloramin B 2%.
- Người bệnh dùng riêng các đồ dùng cá nhân
- Người chăm sóc bệnh nhân phải thực hiện vệ sinh cá nhân, hạn chế dùng chung các dụng cụ với người bệnh.
- Khi trẻ còn triệu chứng của bệnh, không cho trẻ tham gia các hoạt động có nhiều trẻ em tham gia.
- Theo dõi các biểu hiện sốt, loét miệng, phỏng nước đối với các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ ở nhà trẻ để thông báo cho cơ sở y tế.
- Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt).
- Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, lau sàn nhà bằng dung dịch khử khẩn Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác. Đồ dùng cá nhân cho các cháu phải riêng biệt (khăn mặt, ly, chén, đủa muỗng).
- Cần tăng cường sức đề kháng bằng bổ sung dinh dưỡng, ăn uống hợp lý cho người bệnh.
BS. Trần Xuân Phương