Trước khi những người tham gia bắt đầu chương trình khảo sát, các nhà khoa học đánh giá mức độ hài lòng của họ đối với cuộc sống. Trong thời gian 2 tuần, mỗi ngày, cứ 5 lần, mỗi lần cách nhau 2 tiếng, các nhà khoa học lại hỏi người tham gia về cảm giác về chính bản thân họ, về thời gian họ dùng FB. Kết quả rút ra là, thời gian người dùng FB càng nhiều thì họ càng có cảm giác tồi tệ.
Ảnh minh họa.
Kết luận tương tự cũng được rút ra khi các nhà nghiên cứu so sánh mức độ sử dụng FB trung bình của mỗi người tham gia trong vòng 2 tuần với sự hài lòng đối với cuộc sống của họ.
Người đứng đầu chương trình nghiên cứu, Ethan Kross cho biết: “Theo tôi, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới kết quả này. Đó là khi vào FB, người dùng tự động nảy sinh rất nhiều sự so sánh mang tính xã hội. Và cũng có thể, khi dùng FB, người dùng không thể tham gia các loại hình hoạt động có lợi cho sức khỏe hơn như là đi dạo, tập thể dục, giao tiếp trực tiếp với những người khác".
Nghiên cứu trước đó của Viện Hệ thống Thông tin thuộc Đại học Hmboldt của Berlin, Đức, cũng phát hiện rằng FB làm người dùng có cảm giác tồi tệ về bản thân họ. Dựa trên hồi đáp của những người tham gia, các nhà khoa học phán đoán rằng, người dùng FB thường nảy sinh ý nghĩ so sánh họ với bạn bè, và kết quả là, rất nhiều người có cảm giác thua kém hơn. Nhiều người cũng cho biết có cảm giác thất vọng và "thiếu tập trung" nếu các bài đăng của mình nhận được ít lời nhận xét, bấm like và phản hồi so với các bạn bè khác.
Nguồn Báo Tin tức-TTXVN